Tạp chí Tài chính Kì 1 số tháng 4-2015 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
53
với yêu cầu thực tế, với tỷ lệ thấp nhất trong ba ngành
khảo sát, kế đến là ngành Kỹ thuật Chế tạo đáp ứng
được 36% so với yêu cầu thực tế (trong đó, điều kiện
thực hành, thực tập chỉ là 4%), tỷ lệ cao nhất là ngành
Công nghệ Thông tin với mức đáp ứng là 64%, do đây
cũng là ngành được đầu tư theo chuẩn CDIO (Hình
thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai và Vận hành).
Kết quả này cho phép xây dựng một mô hình
tính toán chi phí đào tạo dựa trên các nhóm chi phí
hợp thành. Điều này có nghĩa là có thể xây dựng
một khung chi phí đào tạo của từng ngành được
hình thành từ các nhóm chi phí: nhóm chi phí thanh
toán cá nhân, đội ngũ quản lý và phục vụ đào tạo;
nhóm chi phí nghiệp vụ chuyên môn; nhóm chi phí
giảng dạy; nhóm chi phí thực hành, thực tập, phòng
thí nghiệm và nhóm chi phí khác. Từ đó, tính được
chi phí bình quân của toàn ngành và xác định được
hệ số chi phí đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của
từng ngành. Trong phạm vi một cơ sở đào tạo, chi
phí đào tạo toàn ngành được xác định theo số ngành
đang đào tạo và quy ước hệ số chung là 1 (một). Từ
đó, tính toán tương tự để xác định hệ số chi phí của
từng ngành. Tất nhiên, trong điều kiện chi phí đào
tạo còn hạn chế, nhằm đạt được mức đào tạo theo
yêu cầu thực tế cần có lộ trình tăng chi phí theo từng
bước. Tùy đặc thù từng ngành để ưu tiên tăng một
số nhóm chi phí trước và giữ nguyên các nhóm chi
phí còn lại. Việc tính toán chi phí đào tạo dựa trên
xác định hệ số chi phí:
Thứ nhất,
mô hình tính toán dựa trên cách xác
định hệ số chi phí:
Chi phí đào tạo được hợp thành từ 04 nhóm chi
phí chính:
Nhóm I: Chi phí thanh toán cá nhân đội ngũ
quản lý & phục vụ đào tạo = CP1
Nhóm II: Chi phí Nghiệp vụ chuyên môn = CP2
Nhóm III: Chi phí giảng dạy = CP3
Nhóm IV: Chi phí thực hành,thực tập, phòng thí
nghiệm = CP4
Chi phí đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng =
CP N1
Chi phí đào tạo ngành Công nghệ Thông tin =
CP N2
Chi phí đào tạo ngành Kỹ thuật Chế tạo = CP N3
A, B, C, D: hệ số của 04 nhóm chi phí cấu thành
chi phí đào tạo toàn ngành. Chi phí đào tạo toàn
ngành được tính bình quân dựa trên chi phí đào tạo
của từng ngành.
an, bn, cn, dn: hệ số chi phí của từng ngành (với
n = 3)
Thứ hai,
mô hình tính toán chi phí đào tạo được
thể hiện như sau:
CP toàn ngành =A*CP1 + B*CP2 + C*CP3 + D*CP4
CP N1 = a1*CP1 + b1*CP2 + c1*CP3 + d1*CP4
CP N2 = a2*CP1 + a2*CP2 + c2*CP3 + d2*CP4
CP N3 = a3*CP1 + a3*CP2 + c3*CP3 + d3*CP4
Thứ ba,
Mô hình chi phí đào tạo hiện hành dựa
trên cách tính xác định hệ số chi phí đào tạo:
Ta có công thức tính chi phí đào tạo của từng
ngành như sau:
Ngành Tài chính Ngân hàng: CP N1 = 0,8CP1 +
1,1CP2 + 0,5CP3 + 0CP4
Ngành Công nghệ Thông tin: CP N2 = 1,2CP1 +
1,1CP2 + 0,9CP3 + 0,7CP4
Ngành Kỹ thuật Chế tạo: CP N3 = 1CP1 + 0,9CP2
+ 1,6CP3 + 2,3CP4
Thứ tư,
mô hình chi phí đào tạo theo yêu cầu thực
tế dựa trên cách tính xác định hệ số chi phí đào tạo:
Ta có công thức tính chi phí đào tạo thực tế của
từng ngành như sau:
Ngành Tài chính - ngân hàng: CP N1 = 1,3CP1 +
1,6CP2 + 0,9CP3 + 0,2CP4
Ngành Công nghệ Thông tin: CP N2 = 0,8CP1 +
0,7CP2 + 0,6CP3 + 0,1CP4
Ngành Kỹ thuật Chế tạo: CP N3 = 0,9CP1 +
0,7CP2 + 1,5CP3 + 2,7CP4
Từ hai mô hình trên ta có thể nhận thấy được sự
biến động về hệ số chi phí đào tạo giữa hiện hành
BẢNG 1: CHI PHÍ ĐÀO TẠO HIỆN HÀNH DỰA TRÊN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CHI PHÍ
STT
Nội dung
Chi phí đào tạo hiện hành/năm
Hệ số chi phí
đào tạo hiện hành
Tổng cộng Chi phí đội
ngũ quản lý
& phục vụ
Chi phí
nghiệp vụ
chuyên môn
Chi phí
giảng dạy
Chi phí thực
hành thực
tập PTN
a
b c
d
Chi phí đào tạo bình quân
6.920.255 1.205.826 1.792.520 3.806.260
115.649
1 1 1
1
1 Ngành Kỹ thuật chế tạo
9.080.771 1.219.411 1.538.246 6.057.668
265.446 1,0 0,9 1,6 2,3
2 Ngành Công nghệ thông tin
6.794.231 1.483.250 1.913.003 3.316.478
81.500 1,2 1,1 0,9 0,7
3 Ngành Tài chính ngân hàng
4.885.761
914.815 1.926.313 2.044.633
-
0,8 1,1 0,5
-
Nguồn: Tính toán theo kết quả khảo sát
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...86
Powered by FlippingBook