TCTC so 5 ky 1 - page 39

41
CHÍNH SÁCHMỚI THÚC ĐẨY SẮP XẾP, ĐỔI MỚI
CÁCCÔNGTYNÔNG, LÂMNGHIỆP
TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Nhằm hạn chế những bất cập khi nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau khi sắp xếp vẫn
chưa có sự thay đổi căn bản về quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính còn nhiều khó
khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, ngày 17/12/2014, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty nông, lâm nghiệp. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/2/2015, Nghị định số
118/2014/NĐ-CP được đánh giá là đã tạo ra động lực mới cho công ty nông, lâm nghiệp
phát triển.
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
Những đổi mới căn bản
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, đến cuối
năm 2014, cả nước có 319 công ty nông, lâm nghiệp
đã được sắp xếp lại, trong đó có 116 đơn vị Trung
ương quản lý, 203 đơn vị do địa phương quản lý.
Sau khi sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp
quản lý và sử dụng gần 2,8 triệu ha đất. Trong đó
74 công ty chuyển sang thuê đất theo quy định, với
tổng diện tích 460 nghìn ha. Số doanh nghiệp và
diện tích đất còn lại đang sử dụng dưới hình thức
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Đất đai tại một số nông, lâm trường được quản
lý và sử dụng hiệu quả hơn bởi sau khi rà soát,
sắp xếp các công ty nông lâm trường đều phải tiến
hành xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp
với phương án sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh kết quả trên vẫn còn một số tồn tại
là nhiều nơi có hàng trăm ha không được đơn vị
nào quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
nhiều công ty nông, lâm trường còn thấp. Một
trong những nguyên nhân là do cơ chế chính sách
về sắp xếp, đổi mới, quản lý tài chính còn thiếu và
chưa rõ ràng.
Để giải quyết tồn tại, bất cập này Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp
xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt
động của công ty nông, lâm nghiệp. Theo đó, Nghị
định đã đưa ra các nguyên tắc sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp cụ thể như:
Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp
Đối với các công ty nông nghiệp, Chính phủ
xác định trong Nghị định là duy trì, củng cố, phát
triển và tái cơ cấu công ty nông nghiệp Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các công ty nông
nghiệp tại các địa bàn chiến lược, vùng biên giới,
vùng sâu, vùng xa gắn với nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh.
Chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối đối với công ty
nông nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là
trồng, chế biến cao su tại các địa bàn chiến lược,
vùng sâu, vùng xa gắn với quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể tỷ lệ nắm
giữ vốn nhà nước ở từng công ty khi phê duyệt
phương án sắp xếp của bộ, ngành, UBND tỉnh và
tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Chuyển công ty
nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ thành công ty cổ phần, Nhà nước không giữ cổ
phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần đối với
các công ty nông nghiệp không thuộc đối tượng
quy định trên.
Mặt khác, Nghị định cũng quy định việc thành
lập công ty TNHH hai thành viên trở lên trên cơ
sở sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ nhằm thực hiện gắn kết
phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong
vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị
trường; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...86
Powered by FlippingBook