32
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
thông tư hướng dẫn đều đồng nhất nguồn trích lập
từ thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ tính thuế
(không quá 10%) cho mọi khu vực và quy mô DN.
Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ (DNVVN) thường
có quy mô lợi nhuận trước thuế thấp hơn DN lớn.
Do vậy, cùng tỷ lệ trích Quỹ phát triển KHCN tối
đa 10% thì quy mô Quỹ phát triển KHCN của các
DNVVN khá nhỏ so với các DN lớn. Vì vậy, quy
định này gây nhiều hạn chế cho các DNVVN. Bên
cạnh đó, đối tượng thành lập Quỹ mới chỉ dừng lại
ở khu vực DN mà chưa xem xét đến các đối tượng
khác như hợp tác xã, làng nghề trong khi các đối
tượng này cần thiết phải đổi mới về KHCN để sản
xuất các sản phẩm có chất lượng theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Về đối tượng DN: quy định DNNN và DN
ngoài nhà nước gắn với tỷ lệ trích lập từ thu nhập
tính thuế trong Nghị định số 95/2014/NĐ-CP
không phù hợp với khái niệm về DNNN hiện tại
(DNNN là DN nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ),
và không phù hợp với quy định về DN mà Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trong Luật Thuế
TNDN. Theo đó, phạm vi DNNN (phải trích hàng
năm từ 3% - 10%) đã thu hẹp lại; và mở rộng phạm
vi của DN ngoài nhà nước (bao gồm cả DN mà nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ - Nhà nước
nắm cổ phần chi phối). Điều này gây khó khăn cho
các DN mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối khi áp
dụng các quy định trong các văn bản quy phạm để
thành lập Quỹ, đồng thời chưa thể hiện rõ được sự
khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với từng
loại hình DN: DNNN, DN có phần vốn nhà nước
chi phối, DN tư nhân…
Thứ hai,
về việc sử dụng, quản lý Quỹ phát triển
KHCN của DN.
Trong các văn bản hướng dẫn quy định nguồn
vốn quỹ được sử dụng rộng nhưng vẫn có một số
điểm chưa đồng bộ. Cụ thể:
- Về thực hiện các đề tài, dự án KHCN của DN:
các đề tài, dự án KHCN của DN phải được xây
dựng và chịu trách nhiệm, tổ chức thực hiện theo
những quy định của Nhà nước về thủ tục xét duyệt,
nghiệm thu… nhưng hiện tại chưa có văn bản quy
định của Nhà nước về thủ tục xét duyệt, nghiệm
thu đối với các đề tài, dự án KHCN của DN. Bên
cạnh đó, Nghị định 95/2014/NĐ-CP lại quy định
mở hơn khi quy định các DN phải xây dựng quy
chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện,
đánh giá nghiệm thu mà không cần “theo những
quy định của Nhà nước…” cho thấy giữa các văn
bản chưa có sự thống nhất trong quy định.
- Về mua máy móc, thiết bị để đổi mới công
của công ty con và từ các nguồn vốn hợp pháp
khác để thành lập Quỹ phát triển KHCN của DN,
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới và
chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ sản xuất của
doanh nghiệp.
Cùng với quy định trong Luật chuyên ngành
về KHCN, Luật Thuế Thu nhập DN (TNDN) năm
2008 đã có những quy định cụ thể tại Điều 17 về
việc trích lập Quỹ phát triển KHCN của DN như:
DN được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng
năm và trong vòng 5 năm DN không sử dụng hoặc
sử dụng dưới 70% thì phải nộp thuế TNDN trên
phần thu nhập đã trích quỹ…. Tuy nhiên, quy định
này đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật Thuế
TNDN năm 2013 theo hướng phù hợp với quy
định trong Luật KHCN sửa đổi.
Có thể nói, khung pháp lý quy định về thành
lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KHCN
trong DN đã được ban hành chi tiết và đầy đủ,
được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với
thực trạng của DN. Điều này cho thấy định hướng
phát triển KHCN thông qua các hình thức, trong
đó có quy định về hình thức Quỹ phát triển KHCN
trong DN được Nhà nước quan tâm, chú trọng
nhằm tạo điều kiện cho các DN thuộc mọi thành
phần kinh tế có nguồn để đổi mới công nghệ, đổi
mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng
lực cạnh tranh của DN.
Thực trạng Quỹ phát triển khoa học công nghệ
trong doanh nghiệp
Sau một thời gian triển khai, việc tạo lập và sử
dụng Quỹ KHCN trong các DN vẫn chưa khả thi,
số lượng các DN thành lập Quỹ phát triển KHCN
chưa nhiều, hầu hết DN dành chưa đến 1% doanh
thu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, đa số tập trung vào khu vực
các DN có vốn nhà nước... Tại TP. Hồ Chí Minh, từ
năm 2011 đến hết năm 2014 mới có 85 DN báo cáo
thành lập Quỹ phát triển KHCN, trong đó 31 DN
đã trích và sử dụng quỹ với tổng số tiền là 414 tỉ
đồng; Tỉnh Đồng Nai có 2 DN thành lập Quỹ; Tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu mới có 5/8000 DN thành lập
Quỹ (tháng 7/2013), tỷ lệ trích lập từ 5-10%.
Thực trạng trên cho thấy một số vấn đề về
khung pháp lý vẫn cần phải xem xét trong việc
tạo lập và sử dụng Quỹ phát triển KHCN của DN.
Cụ thể:
Thứ nhất,
về việc tạo lập Quỹ phát triển KHCN
của DN.
- Về nguồn hình thành Quỹ phát triển KHCN
trong DN: Quy định trong các văn bản dưới luật,