TCTC so 5 ky 1 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
33
95/2014/NĐ-CP chưa quy định cụ thể trách nhiệm
của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm
tra, đánh giá báo cáo trích, sử dụng Quỹ để định
hướng cho DN trong việc quản lý, sử dụng Quỹ.
- Về vấn đề hạch toán kế toán Quỹ phát triển
KHCN trong DN: phương pháp hạch toán Quỹ
phát triển KHCN trong DN đã được hướng dẫn chi
tiết trong Thông tư 200/2014/TT-BTC. Tuy nhiên,
đối với trường hợp điều chuyển Quỹ giữa công ty
mẹ và công ty con mới chỉ quy định về thẩm quyền
quyết định việc điều chuyển và tỷ lệ điều chuyển
mà chưa có hướng dẫn cụ thể về hạch toán; Việc
hạch toán vào chi phí quản lý DN khi trích lập Quỹ
cũng không thể hiện rõ được nguồn tạo lập Quỹ
phát triển KHCN.
- Về chuyển lỗ khi thành lập Quỹ phát triển
KHCN trong DN: Các văn bản hướng dẫn chưa có
quy định về cơ chế xử lý đối với phần Quỹ chưa
sử dụng hoặc sử dụng không hết (dưới 70%) của
DNNN, DN có phần vốn Nhà nước (trên 50%) và
DN tư nhân, DN FDI có công ty mẹ tại Việt Nam…
trong trường hợp những năm tiếp sau khi DN trích
Quỹ phát triển KHCN, DN rơi vào tình trạng lỗ
liên tiếp và thực hiện chuyển lỗ (5 năm), việc trích
Quỹ phát triển KHCN của DN sẽ bị gián đoạn.
Một số khuyến nghị
Với mục tiêu khuyến khích các DN tăng cường
hoạt động KHCN để thực hiện nghiên cứu phát
triển và chuyển giao những công nghệ tiên tiến,
hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao khả năng cạnh tranh của DN, bài viết khuyến
nghị hoàn thiện khung chính sách về tạo lập, sử
dụng và quản lý Quỹ phát triển KHCN của DN:
Một là,
đối với trường hợp các DN không tạo
lập Quỹ phát triển KHCN. Nhà nước đi vào hỗ
trợ trực tiếp các dự án nghiên cứu, phát triển hoặc
các dự án chuyển giao công nghệ hiện đại, mang
lại hiệu quả cho DN và cho xã hội thông qua xây
dựng cụ thể, chi tiết hơn các chính sách ưu đãi, hỗ
trợ thông qua công cụ thuế.
(i) Quy định cụ thể các mức ưu đãi thuế cho
Từ năm 2011 đến hết năm 2014, TP. Hồ Chí
Minh mới có 85 DN báo cáo thành lập Quỹ
phát triển KHCN, trong đó 31 DN đã trích và sử
dụng quỹ với tổng số tiền là 414 tỷ đồng; Tỉnh
Đồng Nai có 2 DN thành lập Quỹ; Tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu mới có 5/8000 DN thành lập Quỹ
(tháng 7/2013), tỷ lệ trích lập từ 5-10%.
nghệ trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất sản phẩm
của DN, được sử dụng Quỹ phát triển KHCN nếu
máy móc, thiết bị đó có kèm theo các đối tượng
chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 7, Luật
Chuyển giao công nghệ. Hiện tại đã có thông tư
quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã
qua sử dụng, tuy nhiên mới chỉ là quy định chung
mà chưa có sự kết nối với quy định về sử dụng
Quỹ phát triển KHCN của DN khi mua máy móc,
thiết bị, dây chuyền công nghệ để đổi mới công
nghệ cho sản xuất, để có những hướng dẫn rõ về
thủ tục, cách thức, tạo điều kiện cho DN khi lựa
chọn nguồn để đầu tư công nghệ.
- Về cơ chế xử lý khi DN không sử dụng hoặc
sử dụng không hết Quỹ phát triển KHCN: Nếu
DN không sử dụng Quỹ phát triển KHCN hoặc
sử dụng không hết 70% trong thời hạn 5 năm kể
từ năm kế tiếp năm trích lập, hoặc sử dụng không
đúng mục đích thì phải nộp cho ngân sách nhà
nước phần thuế thu nhập đã trích lập Quỹ phát
triển KHCN và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN
đó. Quy định như vậy sẽ mang đến một số hệ lụy:
DN tìm cách giải ngân, hợp lý hóa chứng từ cho
Quỹ phát triển KHCN mà không quan tâm đến
hiệu quả của nguồn vốn Quỹ phát triển KHCN.
Trong trường hợp DN tư nhân thì phần Nhà nước
hỗ trợ thông qua thu nhập tính thuế chỉ chiếm hơn
20%, trong khi 70% còn lại là DN huy động từ các
nguồn khác. Do đó, DN không thể phân tách được
DN đã sử dụng tiền từ nguồn nào trong Quỹ phát
triển KHCN để nộp thuế nếu không sử dụng hết
70%. Thời gian nghiên cứu, phát triển công nghệ
có thể kéo dài hơn 5 năm và trong những giai đoạn
cuối nghiên cứu các khoản chi mới cần lớn. Như
vậy, trong 5 năm đầu, DN có thể chưa sử dụng
nhiều Quỹ phát triển KHCN nhưng nguồn vốn
Quỹ phát triển KHCN có thể được sử dụng nhiều
vào giai đoạn cuối nghiên cứu và đưa công nghệ
vào sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, quy định
trong Nghị định số 95/2014/NĐ-CP đối với nguồn
Quỹ chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hết
lại quy định các DNNN phải nộp về Quỹ phát triển
KHCN quốc gia hoặc Quỹ của các bộ chủ quản,
tỉnh, thành phố; các DN còn lại “được quyền đóng
góp” vào các Quỹ trên; Nghị định không quy định
mức sử dụng tối đa nguồn vốn Quỹ đối với các DN
mà chỉ quy định thời gian là 5 năm. Như vậy, giữa
các văn bản còn hiệu lực đang có sự mâu thuẫn,
cần phải sửa đổi cho đồng bộ.
- Về quản lý Quỹ phát triển KHCN trong DN:
Trong trường hợp gửi báo cáo trích, sử dụng Quỹ
và điều chuyển Quỹ phát triển KHCN, Nghị định
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...86
Powered by FlippingBook