TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
31
định rõ khu vực DN nhà nước (DNNN) bắt buộc
phải thành lập Quỹ Phát triển KHCN và khuyến
khích khu vực DN ngoài nhà nước thành lập Quỹ.
Bên cạnh những quy định về thành lập Quỹ
phát triển KHCN trong Luật KHCN, Luật Chuyển
giao công nghệ năm 2006 được Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2006 cũng đã quy định cơ chế Nhà nước
chia sẻ cùng DN trong việc tạo lập Quỹ phát triển
KHCN tại DN để khuyến khích DN ứng dụng, đổi
mới công nghệ thông qua việc sử dụng nguồn đầu
tư từ Quỹ phát triển KHCN tại DN.
Các quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối
với hoạt động KHCN nói chung và nguồn đầu tư
của DN cho KHCN nói riêng đã được quy định cụ
thể trong Nghị định 95/2014/NĐ-Chính phủ quy
định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động
khoa học và công nghệ. Trong đó, quy định rõ việc
trích lập Quỹ phát triển KHCN trong DNNN là bắt
buộc, và phải trích hàng năm từ 3% đến 10% thu
nhập tính thuế thu nhập DN; các DN ngoài nhà
nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu
nhập DN tối đa 10%; quy định về nội dung chi và
quản lý Quỹ phát triển KHCN của DN.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phát
triển KHCN của DN được quy định, sửa đổi trong
các văn bản hướng dẫn. Theo đó, DN có thể sử
dụng các nguồn thu nhập tính thuế TNDN, nguồn
vốn đóng góp tự nguyện, không vì mục đích lợi
nhuận của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, nguồn điều chuyển giữa Quỹ phát triển
KHCN của công ty mẹ và Quỹ phát triển KHCN
QUỸ PHÁT TRIỂNKHOAHỌC VÀ CÔNGNGHỆ
TRONGDOANHNGHIỆP
ThS. PHẠM THỊ TƯỜNG VÂN -
Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính
Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VIII về khoa học và công nghệ ngày 24/12/1996 đã đưa
ra quan điểm chỉ đạo: Cùng với giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội…Theo đó, Quỹ phát triển khoa học và
công nghệ trong doanh nghiệp cũng là một trong những giải pháp định hướng được Nhà
nước khuyến khích để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý về Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ
Kể từ Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VIII
đến Nghị quyết 20–NQ/TW Hội nghị Trung ương
6, Khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ
(KHCN) phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đã có một hệ thống các văn bản Luật và dưới Luật
quy định về Quỹ KHCN cũng như Quỹ phát triển
KHCN trong doanh nghiệp (DN) ra đời:
Ngày 9/6/2000, Quốc hội đã ban hành Luật
KHCN, tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh cho việc phát
triển KHCN của Việt Nam. Luật KHCN đã có các
quy định cụ thể về tạo lập các nguồn lực nhằm đảm
bảo hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Trong
đó, có các quy định về Quỹ phát triển KHCN được
tổ chức, thực hiện theo từng cấp từ cấp Quốc gia
đến cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và cấp các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, Luật KHCN
năm 2000 chưa tạo được cơ chế hữu hiệu để thiết
lập sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong quản lý
hoạt động KHCN ở quy mô quốc gia: Vẫn còn tình
trạng chồng chéo, chưa phân định rõ chức năng
và trách nhiệm trong sự phối hợp giữa các đơn vị
thuộc cơ quan quản lý ngành về KHCN; quy định
DN “được” trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập
Quỹ phát triển KHCN không mang tính chất bắt
buộc dẫn đến kết quả thành lập Quỹ trong các DN
chưa cao… Những tồn tại này đã được sửa đổi
bằng Luật KHCN năm 2013. Đối với Quỹ phát triển
KHCN trong DN, quy định trong Luật đã phân