42
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
xuất là rừng tự nhiên). Đất không thuộc đối tượng
trên được Nhà nước cho thuê. Thực hiện miễn,
giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về
đất đai và pháp luật về đầu tư.
Các công ty nông, lâm nghiệp có diện tích đất
bị thu hồi (trường hợp công ty bị giải thể; thu hẹp
nhiệm vụ không còn nhu cầu sử dụng; đất không
sử dụng, đất công ty đang khoán trắng, sử dụng
không đúng mục đích; diện tích đất đã chuyển
nhượng; diện tích đất đã bán vườn cây; đất kết
cấu hạ tầng không phục vụ sản xuất…) phải bàn
giao toàn bộ hồ sơ về quỹ đất bị thu hồi cho UBND
cấp tỉnh nơi có đất. Trường hợp công ty nông, lâm
nghiệp giải thể thì UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh lập phương án bố trí lại diện
tích đất ở thành khu dân cư trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt.
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng rừng
Công ty nông, lâm nghiệp được Nhà nước bảo
đảm kinh phí để bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ, đặc dụng trong địa giới công ty theo phương
thức đặt hàng, giao kế hoạch hoặc được hạch toán
vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. Công
ty thực hiện bảo vệ và phát triển rừng theo quy
chế quản lý rừng sản xuất, các hoạt động sản xuất
kinh doanh thực hiện theo cơ chế thị trường đối
với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng trong địa
giới của công ty.
Nhà nước đầu tư phát triển rừng trồng trên
diện tích đất được quy hoạch là rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng. Thực hiện định giá rừng sản xuất
là rừng trồng làm cơ sở giao vốn, thực hiện cổ
phần hóa, liên doanh, liên kết, thế chấp vay vốn.
Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhưng
chưa được phê duyệt phương án quản lý rừng bền
vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về
quản lý rừng bền vững, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian
chưa được khai thác: Thực hiện nhiệm vụ công ích
theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng
năm hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất
kinh doanh của công ty.
Đổi mới chính sách tài chính
Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ đối với công
ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố
và phát triển do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ. Mức vốn điều lệ điều chỉnh lại được xác định
bằng vốn điều lệ đã được duyệt cộng với tối đa là
50% tổng nhu cầu vốn đầu tư, vốn luân chuyển cho
hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đầu
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Đối với các công ty lâm nghiệp, duy trì, củng
cố, phát triển và tái cơ cấu công ty lâm nghiệp có
diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên giàu và
trung bình từ 70% diện tích đất được giao, thuê trở
lên và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững,
được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng
bền vững thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu công ty
lâm nghiệp có diện tích rừng sản xuất là rừng tự
nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và
chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý
rừng bền vững, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ
70% diện tích đất được giao, thuê trở lên thực hiện
nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích. Chuyển thành ban quản lý rừng phòng
hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công
lập có thu đối với công ty lâm nghiệp Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ có diện tích rừng phòng
hộ tập trung từ 70% diện tích đất được giao, thuê
trở lên. Việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý
rừng phòng hộ.
Cùng với các quy định về sắp xếp đổi mới trên,
Nghị định khá “mạnh tay” với các công ty nông,
lâm nghiệp làm ăn thua lỗ 3 năm liên tiếp. Theo
đó, các công ty nông, lâm nghiệp kinh doanh thua
lỗ 3 năm liên tiếp vì lý do chủ quan của công ty và
có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty
trở lên; khoán trắng, giao khoán đất nhưng không
quản lý được đất đai và sản phẩm trên diện tích
chiếm từ 3/4 tổng diện tích đất công ty được giao,
thuê... sẽ phải giải thể.
Tăng cường quản lý giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
cho các công ty nông, lâm nghiệp (đối với đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất có rừng sản
Theo báo cáo của các tỉnh, thành, tính đến cuối
năm 2014, cả nước có 319 công ty nông, lâm
nghiệp đã được sắp xếp lại, trong đó có 116
đơn vị Trung ương quản lý, 203 đơn vị do địa
phương quản lý. Sau khi sắp xếp, các công ty
nông, lâm nghiệp quản lý và sử dụng gần 2,8
triệu ha đất.