TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
51
đá. Đó là khi huấn luyện viên bố trí nhiều tiền đạo
hơn, thì số lượng cầu thủ bảo vệ khung thành sẽ
phải ít đi.
Như vậy, chính sách phá giá VND chỉ tác động
mạnh tới tăng trưởng GDP, khi nhu cầu trong
nước của nền kinh tế ở trạng thái yếu và có thể
dẫn đến sự dư thừa công suất.
Hai là,
việc các nước thực hiện chính sách đồng
tiền giá rẻ ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu của
Việt Nam. Về tổng thể, do nhu cầu về hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam có độ co giãn theo giá
tính bằng USD thấp, nên khi đồng nội tệ của các
nước giảm giá so với USD, các DN của Việt Nam
sẽ cố gắng tăng giá bán tính bằng đồng nội tệ
của các nước này, nhằm duy trì doanh thu và lợi
nhuận tính bằng USD, đồng thời chấp nhận khối
lượng xuất khẩu bị sụt giảm.
Nếu giá trị danh nghĩa của 10 đồng tiền, bao
gồm EUR, JPY, CNY, KRW, HKD, SGD, MYR,
IDR, THB, PHP, giảm trung bình 1% so với đồng
USD và dẫn đến việc giá bán hàng xuất khẩu của
Việt Nam tính bằng đồng nội tệ của các nước
tăng 1%, khi giá bán tính bằng USD không đổi,
xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị sụt giảm 0,72% (hệ
số α
5
= -0,72).
Như vậy, với việc trong năm 2014 tốc độ giảm
giá trung bình của 10 đồng tiền nói trên so với
USD vào khoảng hơn 2%, tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam, nếu không tính đến các yếu
tố khác, bị giảm khoảng 1,5%.
Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình. Tùy
thuộc vào việc đồng tiền nào bị giảm giá, mức
độ giảm giá là bao nhiêu, mà tác động của sự
giảm giá này sẽ khác nhau đối với các thị trường
khác nhau.
Gợi ý chính sách
Các phân tích ở trên cho thấy, việc phá giá
VND chỉ có tác động mạnh đến xuất khẩu trong
trung hạn nhờ vào việc hướng các nguồn lực sang
khu vực xuất khẩu, còn khả năng ứng phó với các
cú sốc tiêu cực trong ngắn hạn là rất hạn chế. Vì
Thứ ba,
do việc hạ giá bán bằng USD dẫn đến
giảm doanh thu, trong khi chi phí để sản xuất một
số lượng hàng hóa nhiều hơn sẽ lớn hơn, nên các
DN xuất khẩu của Việt Nam sẽ không lựa chọn
chiến lược hạ giá bán để xuất khẩu được nhiều
hàng hóa hơn. Ngược lại, các DN xuất khẩu của
Việt Nam sẽ cố gắng bán hàng hóa với giá cao
nhất có thể.
Thứ tư
, tác động của việc phá giá VND tới xuất
khẩu trong ngắn hạn không lớn. Khi VND giảm
giá 1% so với USD, xuất khẩu chỉ tăng thêm 0,24%
(hệ số α
3
= 0,24) trong cùng năm đó.
Có hai lý do chính: Một mặt, do các DN không
áp dụng chiến lược bán rẻ hàng hóa để tăng khối
lượng, nên khi VND bị giảm giá, về cơ bản, họ sẽ
giữ nguyên giá bán bằng USD nhằm tăng doanh
thu và lợi nhuận tính bằng VND. Mặt khác, việc
phá giá VND tác động không nhiều đến xuất khẩu
trong cùng năm cho thấy, công suất của khu vực
xuất khẩu, về cơ bản, đã được tận dụng tương đối
triệt để và khó có thể tăng mạnh trong ngắn hạn.
Thứ năm
, tác động của việc phá giá VND trong
trung hạn lại rất đáng kể. Sau khoảng 2 năm, xuất
khẩu sẽ tăng khoảng 1,45% nhờ sự phá giá VND
1% trong hiện tại (hệ số α
4
= 1,45), bởi khi VND
yếu đi, doanh thu cũng như lợi nhuận của các
hoạt động xuất khẩu (tính bằng VND) gia tăng
và khuyến khích các nguồn lực di chuyển từ khu
vực sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước sang
khu vực sản xuất phục vụ thị trường xuất khẩu.
Việc di chuyển nguồn lực này không thể thực hiện
nhanh chóng và mất khoảng 2 năm.
Trong vòng hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam vào
khoảng hơn 13%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng
GDP chỉ khoảng 6,5%/năm, tức là chỉ bằng ½ tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu. Câu hỏi đặt ra là: khu
vực xuất khẩu lấy đâu ra nguồn lực để có được
tốc độ tăng trưởng cao như vậy? Việc trả lời câu
hỏi này dẫn đến một kết luận sau:
Một là,
mặc dù việc VND giảm giá so với USD
khiến cho xuất khẩu tăng mạnh sau 2 năm nhưng
không phải lúc nào xuất khẩu tăng cũng dẫn đến
GDP tăng. Nếu như nền kinh tế đang ở trạng thái
tiềm năng và không có sự dư thừa về công suất,
sự gia tăng xuất khẩu do những khuyến khích về
tỷ giá mang lại sẽ phải trả giá bằng sự suy giảm
sản lượng tại các khu vực sản xuất khác, khi các
nguồn lực được di chuyển sang khu vực sản xuất
phục vụ thị trường xuất khẩu. Nhập khẩu, do đó,
cũng sẽ tăng theo. Điều này cũng tương tự với
việc lựa chọn sơ đồ chiến thuật cho một trận bóng
Nếu giá trị danh nghĩa của 10 đồng tiền, bao
gồm EUR, JPY, CNY, KRW, HKD, SGD, MYR, IDR,
THB, PHP, giảm trung bình 1% so với đồng USD
và dẫn đến việc giá bán hàng xuất khẩu của
Việt Nam tính bằng đồng nội tệ của các nước
tăng 1%, khi giá bán tính bằng USD không đổi,
xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị sụt giảm 0,72%