TCTC so 5 ky 1 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
47
định của Bộ luật Hình sự. Quy định này là kế thừa
của Thông tư số 13/2014/TT-BTC, các chi cục hải quan
không thực hiện được, trong quá trình thực hiện đã
báo cáo Tổng cục Hải quan. Bởi vì, để hoàn chỉnh hồ
sơ chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét trách
nhiệm hình sự thì phải xác định đối tượng đã xâm
phạm số tiền thuế là bao nhiêu? Đã thực hiện đầy đủ
các bước cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế hay chưa?
Theo quy định về xóa nợ thuế tại Điều 136 Thông
tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đối với trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế
được bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/
QH13: Văn bản, tài liệu kèm theo của hồ sơ cưỡng chế
nợ thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế
(đến biện pháp cuối cùng: Thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
DN hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp không
thu hồi được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền). Trong thực tế, sau nhiều năm đôn
đốc thu hồi nợ đọng, đặc biệt là các khoản nợ trên 10
năm là tương đối lớn nếu quy định chỉ xóa nợ khi đã
thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế đến biện
pháp cuối cùng như quy định tại Điều 93 nêu trên thì
không có khoản nợ nào đủ điều kiện xóa nợ.
Ở góc độ thẩm quyền của Cục Hải quan TP. Hồ
Chí Minh chỉ thực hiện được biện pháp dừng làm
thủ tục hải quan hoặc liên hệ với Sở Kế hoạch và
Đầu tư để được cung cấp các quyết định thu hồi
giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập
và hoạt động, giấy phép hành nghề. Khi triển khai
Thông tư số 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của
Bộ Tài chính về xóa nợ thuế, hiện nay Chính phủ, Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan chỉ mới quyết định
xóa tiền nợ thuế tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
với số tiền là 63,6 tỷ đồng/1.500 tỷ đồng nợ thuế. Từ
vướng mắc trên, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã
báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, kiến nghị với
Bộ Tài chính xin ý kiến Chính phủ chỉ đạo về vấn đề
này vì trên thực tế số nợ thuế trên 10 năm là không
còn khả năng thu hồi được.
thực hiện. Cụ thể, tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/
TT-BTC quy định về báo cáo quyết toán: Chậm nhất
là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, DN
phải thực hiện báo cáo quyết toán. Theo đó, đối với
loại hình sản xuất xuất khẩu, thời hạn ân hạn thuế
275 ngày, nếu bắt DN phải chờ đến kết thúc năm tài
chính mới báo cáo quyết toán trong khi thời hạn ân
hạn thuế đã hết 275 ngày, người khai hải quan sẽ chịu
phát sinh nợ thuế, phạt chậm trong khi người khai
hải quan có thể quyết toán ngay không cần chờ đến
kết thúc năm tài chính.
Từ bất cập này, đề nghị, ngoài quy định chậm nhất
là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính phải báo
cáo quyết toán nên quy định bổ sung quyết toán thuế
khi kết thúc hợp đồng hoặc hết thời hạn ân hạn thuế.
Đồng thời cần ban hành quy trình hướng dẫn kiểm
tra trên hệ thống và cập nhật số liệu báo cáo quyết
toán và hệ thống.
Về xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình
sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và quá
thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu,
vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp
đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tại
Điều 65 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp báo cáo
quyết toán mà người khai hải quan không nộp báo
cáo quyết toán thì cơ quan Hải quan sẽ xử lý theo
các quy định. Để tạo thuận lợi cho DN, các chuyên
gia cho rằng, đối với loại hình sản xuất xuất khẩu
và hàng hóa đăng ký danh mục miễn thuế, không
quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời
hạn nộp báo cáo quyết toán mà người khai hải quan
không nộp báo cáo quyết toán thì cơ quan Hải quan
sẽ xử lý theo các quy định tại Điều 65 giống như loại
hình gia công mà thực hiện kiểm tra sau thông quan
tại trụ sở DN. Bên cạnh đó, cả 3 loại hình gia công,
sản xuất xuất khẩu và danh mục miễn thuế đều giống
nhau về thời gian báo cáo quyết toán (90 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính) nhưng loại hình gia
công thì cách kiểm tra khác với loại hình sản xuất
xuất khẩu và danh mục miễn thuế. Cục Hải quan TP.
Hồ Chí Minh đề nghị đối với loại hình sản xuất xuất
khẩu và danh mục miễn thuế cũng áp dụng như loại
hình gia công. Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết
thời hạn báo cáo quyết toán, Cục Hải quan có văn
bản mời người khai hải quan đến làm việc và xử lý
tuần tự theo Điều 65 trước khi quyết định kiểm tra
sau thông quan.
Tại Khoản b.2 Điểm 1 Điều 65 quy định đối với
tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích thì hoàn chỉnh và
chuyển toàn bộ hồ sơ hải quan cho cơ quan có thẩm
quyền để điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy
Việc bãi bỏ một số thủ tục hải quan liên quan
đến loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu là
bước đột phá lớn của ngành Hải quan, phù hợp
với lộ trình cải cách thủ tục hành chính mà Thủ
tướng Chính phủ đề ra; Tiếp tục tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...86
Powered by FlippingBook