TCTC so 5 ky 1 - page 50

52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
CHÊNH LỆCH TỔNG CẦU – TỔNG CUNG TẠI VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1996-2014 (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả
được công bố cho thấy xu hướng kinh tế phục
hồi trong thời gian gần đây là rất ấn tượng và
tạo nên tâm lý lạc quan nhưng rõ ràng là cho đến
thời điểm hiện tại tốc độ phục hồi cao và tính bền
vững của nó chưa được khẳng định
Năm 2014 là năm thứ bảy liên tiếp nền kinh tế
tăng trưởng dưới mức tiềm năng và nếu xu hướng
này tiếp tục trong những năm tới, việc nền kinh
tế rơi vào tình trạng giảm phát chỉ còn là vấn đề
thời gian.
Mặc dù Việt Nam hiện là nước có độ mở kinh
tế cao nhưng tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu
vẫn còn rất lớn, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
2 con số trong thập kỷ gần đây. Vấn đề hiện nay
và trong trung hạn là cần có những khuyến khích
để khu vực xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn nữa,
tận dụng nhu cầu bên ngoài để ngăn chặn sự dư
thừa công suất có thể xảy ra trong bối cảnh cầu
tiêu dùng và đầu tư trong nước chưa thể tăng
mạnh và bền vững do nợ xấu, nợ công và lãi suất
thực vẫn ở mức cao.
Trong bối cảnh hiện nay, một chính sách tỷ giá
bò trườn 1-2 VND/ngày có thể hữu ích cho nền
kinh tế Việt Nam, khi đảm bảo được sự ổn định
trong ngắn hạn đồng thời với sự linh hoạt trong
dài hạn. Chính sách này cũng giúp các chủ thể
trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu, dự đoán được đường đi của tỷ giá để
xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Việc xác định giới hạn điều chỉnh tỷ giá tối đa
cho mỗi năm cần dựa trên tốc độ phục hồi của
nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể đạt được tốc
độ tăng trưởng 6,5% trở lên trong các năm 2015-
2016, mức điều chỉnh tỷ giá của cả năm có thể giới
hạn trong khoảng 1-2%, thậm chí, khi kinh tế tăng
trưởng mạnh, có thể không cần điều chỉnh tỷ giá
hoặc để VND lên giá.
Tuy nhiên, nếu nền kinh tế vẫn chỉ tăng
trưởng trong khoảng 6-6,2%/năm và có nguy
cơ rơi vào tình trạng giảm phát, việc nới rộng
biên độ điều chỉnh tỷ giá lên mức 3%/năm cũng
cần được cân nhắc, nhất là khi nhiệm vụ hạ
mặt bằng lãi suất 1-1,5% đang rất khó thực hiện
trong bối cảnh nợ xấu, thâm hụt ngân sách và
nợ công vẫn ở mức cao.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Đức Độ (2014). Phá giá đồng Việt Nam: Bao nhiêu thì đủ?. Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, số 9/2014, tr. 3-10;
2.
;
3.
.
aspx.
vậy, việc hoạch định chính sách tỷ giá của Việt
Nam, muốn đạt hiệu quả cao, cần được dựa trên
cơ sở dự đoán trước.
Hơn nữa, khi dự đoán các cú sốc tiêu cực có
thể xảy ra (tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
suy giảm hay việc đồng USD tăng giá mạnh so
với các đồng tiền khác), việc phá giá VND cũng
chỉ nên thực hiện khi dự đoán tổng cầu sẽ ở trạng
thái yếu và nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình
trạng dư thừa công suất. Nói cách khác, việc phá
giá VND cần dựa trên mức chênh lệch dự tính
giữa sản lượng thực tế (tổng cầu) và sản lượng
tiềm năng (tổng cung) của nền kinh tế trong
tương lai.
Vậy tương quan giữa tổng cầu và tổng cung
hiện nay ra sao? Một số tính toán cho thấy, chênh
lệch giữa tổng cầu - tổng cung (hay còn gọi là
“khoảng trống sản lượng” – output gap) của Việt
Nam đã đạt đỉnh vào năm 2007, nhưng sau đó liên
tục giảm. Đến năm 2014 khoảng trống sản lượng
đang ở mức âm 0,1%, tức là tổng cầu đang thấp
hơn tổng cung khoảng 0,1%.
Mặc dù hiện nay tổng cung, về cơ bản đang cân
bằng với tổng cầu nhưng nếu nền kinh tế vẫn tăng
trưởng dưới mức tiềm năng (tốc độ tăng trưởng
tiềm năng của Việt Nam khoảng 6,5%) trong các
năm 2015 và 2016, chẳng hạn chỉ đạt mức 6,2%,
hiện tượng dư thừa công suất cùng với giảm phát
nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Kết quả dự báo từ mô hình kinh tế lượng dựa
trên sự chênh lệch giữa tổng cầu-tổng cung nói
trên cho thấy, nếu nền kinh tế chỉ tăng trưởng
6,2% trong các năm 2015 và 2016, lạm phát trung
bình trong giai đoạn 2015-2017 sẽ xoay quanh
mức 0%/năm, tức là xác suất nền kinh tế rơi vào
giảm phát là 50%.
Vậy nền kinh tế có khả năng tăng trưởng 6,5%
trong 2-3 năm tới hay không? Mặc dù các số liệu
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...86
Powered by FlippingBook