TCTC so 5 ky 1 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
71
Kinh nghiệmcủamột số nước châu Á
TrungQuốc
Để tăng trưởngmạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng
nông sản, Trung Quốc đã lựa chọn và thực hiện chiến
lược khai thác thị trường nông sản thế giới hợp lý theo
hai hướng: (i) Tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới; (ii)
gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường hiện
có. Đồng thời, với chiến lược phát triển thị trường theo
nhiều tiêu thức như: Trình độ phát triển, dung lượng thị
trường và vị trí địa lý đã giúp nước này khai thác, mở
rộng thị trường có hiệu quả. Cụ thể là:
Một là,
tăng cường khai thác thị trường xuất khẩu
hiện có và tránh tập trung quá mức vào một thị trường
hàng hóa đặc biệt nào, nhằm đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu để phát triển thị trường ổn định. Nhờ đó,
Trung Quốc đã xuất khẩu hàng nông sản đến gần 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường
nhập khẩu đa dạng gồm các nước phát triển và những
nước kém phát triển ở nhiều châu lục.
Hai là,
thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu hàng nông sản cả chiều rộng và chiều sâu.
Theo đó, Trung Quốc đã tăng số lượng thị trường xuất
khẩu và thị phần hiện có (khu vựcAPEC chiếmkhoảng
80% hàng nông sản xuất khẩu của nước này; thị trường
Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Tây Âu là 3 trung tâm mậu
dịch lớn của Trung Quốc). Thị trường cấp 2 đầy tiềm
năng như châu Phi và Trung Đông, Trung Quốc sẽ đẩy
mạnh khai thác trong những năm tới và hiện tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sang
khu vực thị trường châu Phi tăng từ 3,5% năm 2008 lên
6,5% năm 2014, khu vực Trung Đông tăng từ 3,1% lên
3,9% trong cùng thời kỳ.
Ba là,
mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua tham
gia các liên kết kinh tế khu vực và thế giới.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản
của Trung Quốc tăng 2,5 lần, đạt bình quân 29,6% trong
giai đoạn 2001 - 2006, cao nhất năm 2004 đạt 35,4%,
thấp nhất năm 2002 đạt 22,4%. Giai đoạn 2008-2014,
mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới
nhưng kim ngạch xuất hàng nông sản của Trung Quốc
tăng bình quân là 9,37%/năm. Trung Quốc đã ký hai
hiệp định thương mại Trung Quốc - Mỹ và Trung Quốc
- EU mở ra hai thị trường lớn tiềm năng nhất thế giới,
tạo nên quan hệ 3 trung tâm kinh tế thế “tam cường”
là Trung Quốc - Mỹ - EU. Bên cạnh đó Trung Quốc
không áp dụng trợ cấp xuất khẩu, xóa bỏ biện pháp
phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu từ 45% vào năm
1992, xuống còn 10% năm 2015. Đồng thời, Trung Quốc
hướng tới thị trường ASEAN và khu vực thương mại
tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
Bốn là,
đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất
khẩu, cải thiện chất lượng sản phẩm theo hướng toàn
diện. Trung Quốc coi trọng đầu tư và ứng dụng thành
tựu khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, lấy
khoa học kỹ thuật làm vũ khí; lấy công nghiệp hiện đại
làm chỗ dựa; lấy thị trường để hướng dẫn chuyển từ
nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.
Đến cuối năm 2014, Trung Quốc đã có 54 khu khai
thác kỹ thuật cao vàmới thuộc cấpNhà nước với khoảng
12.000DN (1.400DNsửdụng vốn nước ngoài). Tổng thu
nhập từ thành tựumới của kỹ thuật - công nghiệp - dịch
vụ trong năm 2014 đạt hơn 94 tỷ NDT, kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 1,27 tỷ USD (Theo Tổng cục Thống kê
Trung Quốc). Hiện nay, nước này có hơn 60.000 kho bảo
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNGNÔNGSẢNCỦAMỘTSỐNƯỚC
NCS. ĐỖ THU HẰNG
– Học viện Ngân hàng
Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản là cơ sở để các nước nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Kinh nghiệm của
một số nước châu Á xuất khẩu nông sản lớn của khu vực sẽ là bài học hữu ích đối với Việt
Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...86
Powered by FlippingBook