TCTC so 5 ky 1 - page 70

72
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- Chính sách giá cả linh hoạt đối với hàng nông sản
xuất khẩu; giá cung cấp có lợi cho người sản xuất, giá
bán lẻ có lợi cho người tiêu dùng; giữ giá nông sản trong
nước thấp hơn giá thị trường thế giới nhằm khuyến
khích xuất khẩu;
- Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chế biến, hỗ
trợ thông tin về thị trường xuất khẩu qua các thương vụ
và văn phòng thương mại của Thái Lan ở nước ngoài;
Ba là,
hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa để mở
rộng thị trường. Một kênh phân phối hiệu quả của Thái
Lan là “Chợ trung tâm mua bán nông sản” (Taladd
Thai), các dịch vụ xuất khẩu phong phú với vai trò hỗ
trợ của Chính phủ Thái Lan rất thuận lợi và ưu đãi.
Bài học choViệt Nam
Theo dự báo năm 2015 kinh tế thế giới bước vào giai
đoạn tăng trưởng mới, nhưng các rào cản kỹ thuật từ
các nước phát triển ngày càng tinh vi đối với hàng nông
sản xuất khẩu. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của
Trung Quốc và Thái Lan là cần thiết.
Thứ nhất,
Việt Nam cần lựa chọn chính sách phát
triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản phải phù hợp
với thực tiễn nước ta và dựa trên lợi thế so sánh của Việt
Nam với Trung Quốc và Thái Lan, nhất là bối cảnh cuối
năm 2015 các FTA có hiệu lực.
Thứ hai,
tái cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng
cân bằng giữa các khu vực, không quá tập trung vào
một khu vực thị trường nhằmgiảm rủi ro, tăng tỷ trọng
cho những thị trường nhu cầu cao về hàng nông sản có
tính thanh khoản cao, ổn định và có triển vọng.
Thứ ba,
đa dạng hóa nông sản xuất khẩu cả chiều
rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản. Lựa chọn hàng nông
sản có giá trị gia tăng cao dựa trên lợi thế so sánh về
công nghệ chế biến và bảo quản.
Thứ tư,
hỗ trợ các chính sách linh hoạt về tài chính,
giá cả, lãi suất ưu đãi, giảm thuế xuất khẩu, cải thiện
môi trường kinh doanh thu hút FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp và xúc tiến thươngmại qua các đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài.
Thứ năm,
xây dựng chiến lược tiêu thụ, quảng bá
và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam
và chú ý đến bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn nông
nghiệp (GAP).
Tài liệu thamkhảo:
1. International Trade Centre, Competitiveness Report 2012, 2013, 2014;
2.WTO, Trade Policy ReviewReport by China, 2008–2014;
3.WTO, Trade Policy ReviewReport by Thailand, 2009–2014;
4. Nguyễn Xuân Thắng, Trần QuangMinh (2013), Chiến lược, chính sách của các quốc
gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về một số vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn
2011-2020, NXB Khoa học Xã hội, HàNội.
quản lương thực với trữ lượng là 1,6 tỷ tấn; 78% số kho
có hệ thống điều khiển nhiệt, độ ẩm hiện đại.
Thái Lan
Là nước nông nghiệp truyền thống có diện tích canh
tác 19,62 triệu ha, gấp 2,62 lần so với Việt Nam, bình
quân đất canh tác/đầu người gấp 4 lần so với Việt Nam.
Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước
này đạt 20,14 tỷ USD, đứng thứ 6 trên thế giới. Và với
5 nămmặt hàng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới
là: Sắn, ngô, cao su, rau, quả. Chính sách phát triển thị
trường xuất khẩu nông sản của Thái Lan tập trung ở
một số điểm sau:
Một là,
đa dạng hóa thị trường kết hợp với xây dựng
thị trường trọng điểm. Hàng nông sản Thái Lan đã có
mặt tại 225 thị trường trên thế giới gồm các nước công
nghiệp phát triển và đang phát triển, trong đó Thái Lan
chú trọng thị trường của 6 nhóm nước: ASEAN, Trung
Quốc, Trung Đông, Mỹ La tinh và châu Phi. Đồng thời,
với vừa duy trì thị trường truyền thống, nước này vừa
quan tâm mở rộng thị trường mới, đi sâu vào quan hệ
láng giềng để khai thác lợi thế về địa lý - kinh tế, địa
lý - văn hóa; tận dụng cơ hội tốt để thâm nhập vào thị
trườngngáchvới những lĩnhvực có lợi thế so sánh. Hơn
nữa, chú trọng tới 10 thị trường xuất khẩu hàng nông
sản trọng điểm để giảm bớt sự lệ thuộc quá lớn vào
một vài thị trường riêng lẻ nhằm phân tán rủi ro. Các
thị trường trọng điểm chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu
nông sản lớn nhất của Thái Lan, trong đó thị trường
Trung Quốc chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Thái Lan. Tính đến năm 2014, Thái Lan đã tham gia 5
Hiệp định thươngmại tự do (FTA) song phương, 2 FTA
khu vực, 4 EPA song phương và 1 EPAkhu vực.
Hai là,
phát triển thị trường qua chiến lược nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu với
các biện pháp cụ thể sau:
-Quyhoạchvùngsảnxuấttrọngđiểm,“mỗilàngmộtsản
phẩm”nhằmphát huy lợi thế so sánh củamỗi địaphương.
- Chính phủ hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích
xuất khẩu nông sản như: Xóa bỏ thuế xuất khẩu hàng
nông sản; giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc phục
vụ quá trình chế biến nông sản; giảm lãi suất tín dụng
đối với xuất khẩu hàng nông sản;
Đếncuối năm2014,TrungQuốcđãcó54khukhai
thác kỹ thuật cao và mới thuộc cấp Nhà nước với
khoảng 12.000 DN (1.400 DN sử dụng vốn nước
ngoài). Tổng thu nhập từ thành tựu mới của kỹ
thuật - công nghiệp - dịch vụ trong năm2014 đạt
hơn 94 tỷ NDT, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
1,27 tỷ USD
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...86
Powered by FlippingBook