TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
41
các thước đo đòn bẩy tài chính của DN, gồm: Hệ số
nợ; Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu; Hệ số tự tài trợ.
Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn
vay của DN, cho biết tài sản của DN được đầu tư bởi
bao nhiêu phần từ vốn vay. Hệ số này giúp đánh giá
về tình trạng tài chính, bao gồm khả năng đảm bảo
trả nợ, rủi ro của DN. Hệ số nợ phụ thuộc nhiều vào
ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực mà DN hoạt động,
có thể được đo lường như sau:
Hệ số nợ tổng quát (D/C) = Tổng nợ phải trả/
Tổng tài sản.
Hệ số nợ ngắn hạn (SD/C) = Nợ ngắn hạn/Tổng
tài sản.
Hệ số nợ dài hạn (LD/C) = Nợ dài hạn/Tổng tài sản.
Thông thường, nếu hệ số nợ tổng quát lớn hơn
50%, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ bởi các
khoản nợ nhiều hơn, còn ngược lại nếu hệ số nợ
tổng quát nhỏ hơn 50% thì tài sản của DN được tài
trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên
tắc, hệ số này càng nhỏ thì DN càng ít gặp khó khăn
tài chính hơn vì DN ít phụ thuộc vào nợ vay để tài
trợ cho hoạt động kinh doanh. Hệ số nợ phụ thuộc
vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mà DN
hoạt động.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết tỷ lệ giữa
hai nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu)
mà DN sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình.
Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và
mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để
đánh giá cấu trúc tài chính của DN. Hệ số này được
tính như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) = Tổng nợ
phải trả/Vốn chủ sở hữu.
Hệ số này càng lớn thì nguồn vốn vay (nợ phải
trả) càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hoạt động của DN. Thông thường, hệ số này lớn
hơn 1, có nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn
chủ sở hữu, và ngược lại.
Hệ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ số này có giá trị
càng lớn nghĩa là mức độ tự chủ tài chính bằng vốn
chủ sở hữu của DN càng cao do đó rủi ro của DN
càng thấp. Hệ số này được tính theo công thức sau:
Hệ số tự tài trợ (E/C) = Vốn chủ sở hữu/Tổng
nguồn vốn.
Hệ số E/C có giá trị càng lớn thì mức độ tự chủ
về mặt tài chính và khả năng bù đắp tổn thất bằng
vốn chủ sở hữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh
của DN càng thấp. Nếu hệ số này lớn hơn 50% tức là
nguồn vốn của DN phần lớn được tài trợ từ nguồn
vốn thực góp của các cổ đông.
Các chỉ tiêu đo lường chi tiêu tài chính của DN
đòn bẩy tài chính tối ưu, phản ánh một sự đánh đổi
giữa lợi ích về thuế của nợ vay và chi phí phá sản.
Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng được
phát triển bởi Myers và Majluf (1984) cho rằng,
không có cơ cấu vốn tối ưu cho một công ty và giải
thích về trật tự ưu tiên giữa các nguồn vốn nội bộ và
nguồn vốn vay khi DN huy động vốn. Myers chia
nguồn tài trợ thành nguồn vốn nội bộ (thu nhập giữ
lại) và nguồn vốn bên ngoài (phát hành cổ phiếu và
nợ vay). Quyết định về cơ cấu vốn không dựa trên tỷ
lệ nợ/tổng tài sản tối ưu mà dựa vào mức độ ưu tiên
trong việc sử dụng vốn theo thứ tự: Nguồn tài chính
nội bộ (đặc biệt là sử dụng lợi nhuận giữ lại), tiếp
đến là vay nợ và cuối cùng và phát hành cổ phiếu.
Lý thuyết này dựa trên cơ sở vấn đề bất cân xứng
thông tin giữa người quản lý, chủ đầu tư và chủ nợ.
So với nhà đầu tư (NĐT) bên ngoài DN, người quản
lý biết rõ hơn về giá trị thực và rủi ro của DN. Tuy
nhiên, nhà quản lý không thể chuyển tải thông tin
đáng tin cậy về chất lượng của các tài sản hiện có
cũng như các cơ hội đầu tư sẵn có của DN cho các
NĐT tiềm năng nên các NĐT bên ngoài không thể
phân biệt giữa dự án tốt và dự án xấu. Các NĐT sẽ
cho rằng, DN chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi cổ
phiếu của họ đang được thị trường định giá cao hơn
so với giá trị thực. Vì vậy, khi DN công bố thông tin
phát hành thêm cổ phiếu thì đồng nghĩa với việc họ
gửi thông điệp xấu về triển vọng kinh doanh của
DN đến NĐT, do vậy giá cổ phiếu sẽ giảm.
Myers và Majluf cho rằng, chênh lệch thông tin sẽ
làm cho giá cổ phiếu bị định giá sai trên thị trường.
Để tránh tình trạng này, khi DN cần huy động thêm
vốn, nhà quản lý thường tìm cách tài trợ cho các dự
án mới từ các nguồn vốn không bị thị trường định
giá thấp như nguồn lợi nhuận giữ lại hoặc vốn vay.
Do đó, hệ số nợ của DN sẽ phụ thuộc vào mức độ
bất cân xứng thông tin, phụ thuộc vào khả năng tự
tài trợ của DN và những hạn chế mà DN gặp phải
khi tiếp cận các nguồn vốn khác nhau...
Có thể nói, lý thuyết trật tự phân hạng đã giải
thích được một vài khía cạnh của quyết định lựa
chọn nguồn vốn tài trợ của DN nhưng vẫn còn một
số hạn chế, đó là chưa giải thích được tác động
của thuế, chi phí phá sản, chi phí phát hành chứng
khoán đến nợ vay của DN. Ngoài ra, lý thuyết trật
tự phân hạng cũng chưa xem xét đến vấn đề đại
diện xảy ra khi DN có các nguồn lực tài chính nhàn
rỗi (Smart và cộng sự, 2007).
Chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Để đánh giá và đo lường cấu trúc tài chính của
DN, các nghiên cứu trước đây thường căn cứ vào
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...90
Powered by FlippingBook