TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
73
được nguồn vốn đáng kể từ nguồn tiền gửi tiết kiệm
nhàn rỗi ổn định trong dân cư và cung ứng cho các hộ
gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đầu
tư sản xuất kinh doanh. Từ đó, thúc đẩy sản xuất, tạo
công ăn việc làm, cải thiện đời sống xã hội.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp đẩy nhanh quá
trình luân chuyển tiền tệ, thúc đẩy thanh toán không
dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí: Tiện ích của các dịch
vụ ngân hàng bán lẻ là thu hút các cá nhân, hộ gia đình
và DNVVN thực hiện thanh toán thông qua hệ thống
ngân hàng hiện đại, đẩy nhanh quá trình thanh toán,
tăng vòng quay vốn. Nhờ đó, lưu thông tiền tệ được
tăng cường, đồng thời làm giảm lượng tiền mặt trong
lưu thông, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt;
Đồng thời góp phần làm giảm các chi phí xã hội như
in ấn, bảo quản, lưu thông, tiêu hủy…
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ giúp nhiều
ngành nghề khác nhau phát triển: Đóng vai trò là
trung gian tài chính giữa các luồng vốn, giữa các cá
nhân, các tổ chức và các DN, ngành Ngân hàng có thể
tác động mạnh đến mọi hoạt động, mọi ngành nghề
khác trong nền kinh tế.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển góp phần làm
tăng nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, cải thiện cán cân
thanh toán: Thông qua các dịch vụ thanh toán quốc tế
như chuyển tiền quốc tế, nhờ thu quốc tế hoặc dịch vụ
chuyển tiền kiều hối… dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp
Nhà nước tăng nguồn thu dự trữ ngoại tệ, cải thiện
cán cân thanh toán, góp phần phát triển nền kinh tế
đất nước.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển có thể hỗ trợ
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều
N
hững năm gần đây, thị trường tiêu dùng từ
vị trí thứ yếu đã trở thành lĩnh vực chiến
lược, bởi do tính chất phân tán rủi ro và
khả năng đa dạng hóa sản phẩm của thị trường này.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử
viễn thông cũng đã đem lại cho ngân hàng khả năng
tiếp cận các khách hàng cá nhân vào mọi lúc mọi nơi
thông qua các kênh bán lẻ hiện đại. Cùng với tiến
trình hội nhập thị trường tài chính – ngân hàng, các
ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ngày càng
nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ.
Với những đặc trưng quan trọng như: đa dạng,
phong phú về sản phẩm cũng như đối tượng khách
hàng; về tiện ích sản phẩm dịch vụ lẫn loại hình các
kênh phân phối… dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác
dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận
dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế;
đồng thời, giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế
thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời
gian cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. Trước sự cạnh
tranh khốc liệt của hội nhập, việc các NHTMViệt Nam
chú trọng khai thác và phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ mang lại những ý nghĩa kinh tế xã hội vô cùng
to lớn. Cụ thể:
Đápứngnhu cầuphát triển củanềnkinh tế thị trường
- Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp tập trung
nguồn vốn cho nền kinh tế, khơi thông các luồng vốn
khác nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện
đời sống an sinh xã hội: NHTM huy động tập trung
Ý NGHĨA KINHTẾ - XÃHỘI CỦA PHÁT TRIỂN
DỊCHVỤNGÂNHÀNGBÁN LẺ TRONGHỘI NHẬP
ThS. NGUYỄN THU GIANG
Phần lớn các ngân hàng thương mại ở Việt Namhiện nay đều hướng tới khai thác và phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ. Đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, bởi theo xu hướng hội nhập ngày càng
có nhiều tổ chức phi tài chính tham gia vào lĩnh vực này và đặt các ngân hàng thương mại bán lẻ
Việt Nam vào một bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt ngay trên chính “sân nhà”. Từ giác độ
kinh tế - xã hội, bài viết đi sâu phân tích và làmnổi bật ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Từ khóa: Kinh tế - xã hội, hội nhập, dịch vụ ngân hàng, bán lẻ, ngân hàng thương mại.
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...90
Powered by FlippingBook