Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 44

46
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
ngân hàng các góc nhìn khác nhau về TCTD đó...
Hai là,
xây dựng hệ thống “Cảnh báo sớm khủng
hoảng”, đưa ra các cảnh báo về rủi ro đối với một
hoặc một nhóm các TCTD ngay cả khi thực hiện
thanh tra tại chỗ TCTD đó. Các thông tin được
sử dụng để phân tích và đưa ra các cảnh báo sớm
chính là các thông tin, chỉ tiêu vi mô thu thập từ
các TCTD, cũng như các thông tin chi tiết về khách
hàng của TCTD.
Ba là,
xây dựng hệ thống “Giám sát, xếp hạng
TCTD theo chuẩn CAMELS”, thực hiện và tiến hành
đánh giá xếp hạng TCTD theo sáu thành phần: Tỉ lệ
an toàn vốn tối thiểu; Chất lượng tài sản, Quản lý,
Lợi nhuận, Thanh khoản, và Khả năng ứng phó với
rủi ro thị trường.
Bốn là,
tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức,
thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao
tính tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương và tăng cường phối hợp với các cơ quan
quản lý, giám sát có liên quan ở trong nước và quốc
tế. Phát triển hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng
hữu hiệu có cơ cấu tổ chức hợp lý và có đủ năng lực,
nguồn lực để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.
Năm là,
tăng cường số lượng và chất lượng cán
bộ thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là yếu tố then
chốt quyết định chất lượng, hiệu quả thanh tra, giám
sát và tiến trình đổi mới công tác quản lý, giám sát
ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Tạo
dựng và phát triển được đội ngũ cán bộ thanh tra,
giám sát ngân hàng có năng lực, trình độ chuyên môn
cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Nhà nước, Sổ tay giám sát ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (2012);
2. Trần Đăng Phi và Nguyễn Phi Lân, Ứng dụng phương pháp Gauss-Seidel
trong xây dựng mô hình giám sát an toàn hoạt động ngân hàng tại Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân hàng, Đề tài khoa học cấp ngành, Ngân hàng Nhà
nước (2015);
3. Ủy ban Kinh tế Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Giám sát hệ thống tài chính:
Chỉ tiêu và mô hình định lượng, NXB Tri thức (2013).
thanh tra nghiên cứu và ứng dụng phục vụ công tác
giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô tại
NHNN như: Mô hình dự báo tài chính (FPM); Mô
hình đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng (DEA);
Mô hình xếp hạng các TCTD; Bộ chỉ số lành mạnh
tài chính (FSI), bộ chỉ số giám sát ngân hàng (BSI)…
Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn phải đối mặt với
không ít thách thức về hệ thống giám sát tài chính.
Công nghệ thu thập, xử lý thông tin để phục vụ cho
hoạt động giám sát từ xa còn lạc hậu, trong khi hiệu
quả hoạt động giám sát tài chính lại phụ thuộc nhiều
vào khả năng thu thập thông tin. Các tiêu chuẩn,
chuẩn mực an toàn hoạt động của Việt Nam còn có
nhiều sự khác biệt so với thế giới, gây ra khó khăn
khi giám sát các tổ chức tài chính quốc tế hoạt động
tại Việt Nam. Đặc biệt, các cơ quan giám sát cùng một
lúc kiêm nhiệm nhiều chức năng như cấp phép, ban
hành cơ chế - chính sách, kiểm tra, thanh tra, giám
sát hoạt động của các định chế tài chính nên dễ gây
ra xung đột lợi ích và những rủi ro đạo đức trong
hoạt động công tác. Đến nay, vẫn chưa có một quy
định chung về cách thức giám sát cho cả hệ thống
tài chính, việc giám sát vẫn chưa bao quát được tất
cả các lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn kinh tế,
nhất là tập đoàn tài chính trong nước, các tập đoàn
xuyên quốc gia. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có một cơ
quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ thẩm quyền và
năng lực để cảnh báo, ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu
các loại rủi ro của hệ thống tài chính đất nước. Việc
giám sát các định chế tài chính ngày càng trở nên
phức tạp, khó khăn đòi hỏi các cơ quan giám sát phải
có tầm nhìn toàn cầu và sự phối hợp chặt chẽ trong
việc quản lý, cũng như tạo điều kiện cho thị trường
tài chính phát triển. Sự phối hợp này phải xuyên suốt
từ khâu lập chiến lược phát triển tổng thể thị trường
tài chính, sự hợp tác xuyên suốt trong việc quản lý,
xử lý những vấn đề của thị trường (nhất là lĩnh vực
chứng khoán ngân hàng), cho đến việc giám sát một
cách có hiệu quả các đối tượng tham gia và các hoạt
động tham gia đan xen trên thị trường.
Đề xuất một số giải pháp
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
giám sát, theo kịp những yêu cầu và thông lệ quốc
tế ngày càng khắt khe, trong thời gian tới, cần thực
hiện một số giải pháp như sau:
Một là,
xây dựng hệ thống “Giám sát an toàn vĩ
mô”, cung cấp tất cả các thông tin cụ thể về một TCTD
trong hệ thống, từ các thông tin tổng hợp nhất như:
bảng cân đối kế toán; báo cáo tài chính… đến những
thông tin về khách hàng đã thu thập được; Tổng hợp
chi tiết, cung cấp cho Cơ quan Thanh tra, giám sát
Dưới góc độ của cơ quan quản lý trong lĩnh vực
tiền tệ - ngân hàng, cần đề ramục tiêu đảmbảo
cho hệ thống ngân hàng “không xảy ra khủng
hoảng, đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống”.
Cơ chế đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng
được áp dụng theo hai cơ chế là: Phòng tránh
khủng hoảng; và Xử lý khủng hoảng để giảm
nguy cơ lây lan thành khủng hoảng hệ thống.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...97
Powered by FlippingBook