Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
47
chính cá nhân cũng như tạo nền tảng để họ có thể
sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác ngoài
vay tiêu dùng, trong đó bao gồm cả các dịch vụ
ngân hàng truyền thống.
Thứ ba,
góp phần làm giảm nhu cầu đối với các
dịch vụ tín dụng phi chính thức, hạn chế cho vay
nặng lãi, “tín dụng đen” đang ngày càng gia tăng
và biến tướng trong xã hội hiện nay.
Thứ tư,
cho vay tiêu dùng cũng được xem là một
công cụ quan trọng làm kích cầu tiêu dùng, qua đó
làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm,
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia…
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy,
trong 7 năm qua, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở
Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ
20%/năm. Ước tính, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP
hiện đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín
dụng là 5,6%, tỷ lệ cho vay tiêu dùng/tiêu dùng
cuối cùng là 7,3% và dư nợ cho vay tiêu dùng
bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/
người. Ước tính, hiện có khoảng 15,8 triệu người
là khách hàng tiềm năng của các công ty tài chính
tiêu dùng. Tham gia vào thị trường tín dụng tiêu
dùng gồm có hầu hết các ngân hàng thương mại, 6
công ty tài chính tiêu dùng và hầu hết là các công
ty 100% vốn nước ngoài.
So với hệ thống tín dụng của các ngân hàng, dư
nợ cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng hiện
chưa nhiều, bởi vì các công ty tài chính tiêu dùng
hiện đang tập trung khai thác phân khúc khách
hàng nhỏ lẻ với những khoản vay có giá trị nhỏ,
thậm chí từ vài triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, về lâu
dài, chắc chắn tín dụng tiêu dùng từ các công ty tài
Thực tế phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng
tại Việt Nam
Cho vay tiêu dùng là hoạt động cung cấp các
khoản vay cho cá nhân để mua hàng hóa, dịch vụ
phục vụ cho các mục đích tiêu dùng của cá nhân
và hộ gia đình, phân biệt với hoạt động cho vay
thương mại nhằm hướng đến mục đích sản xuất,
kinh doanh. Các khoản cho vay tiêu dùng ngày nay
thường được cung ứng bởi ngân hàng và các tổ chức
tín dụng phi ngân hàng, dưới các hình thức như:
Cho vay mua xe, cho vay mua thiết bị gia đình, cho
vay theo lương, cho vay qua thẻ tín dụng…
Dịch vụ này phát triển nhằm hướng tới đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, mang lại những
tác động tích cực cho toàn xã hội, đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
Cụ thể:
Thứ nhất,
nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho
người dân (đặc biệt là những người có thu nhập
thấp, không có lịch sử tín dụng – đây là nhóm khách
hàng dưới chuẩn, thường bị các ngân hàng thương
mại truyền thống từ chối cho vay, do không chứng
minh được khả năng trả nợ và không có tài sản thế
chấp), và giúp cho các kế hoạch tiêu dùng diễn ra
suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập.
Qua đó, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và
gia tăng công bằng trong xã hội.
Thứ hai,
góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài
chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân
cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Nghĩa là dịch
vụ này sẽ giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNDỊCHVỤ CHOVAY TIÊUDÙNG
TẠI VIỆT NAM
ThS. TRẦN THỊ THANH TÂM
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay rất phổ bi n trên th giới hiện nay. Tại Việt Nam, mặc
dù chỉ mới ph t triểnmạnh trong vài nămtrở lại đây, song tiềmnăng ph t triển cho vay tiêu
dùng là rất lớn. Sự tồn tại và ph t triển nào cũng đều có ý nghĩa với sự ph t triển kinh t - xã
hội của đất nước, vì vậy cần nhìn nhậnmột c ch kh ch quan về thị trường này.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...97
Powered by FlippingBook