Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 38

40
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
giới; Không phải mua ngoại tệ để thanh toán hay
trả nợ cho đối tác nước ngoài; Tránh rủi ro tỷ giá
do biến động tỷ giá gây nên; Tạo điều kiện tăng
thêm hàng xuất khẩu của nước mình... Tuy vậy,
có những mặt hàng đặc biệt, phải thanh toán bằng
một loại tiền tệ nhất định, thường là những mặt
hàng quan trọng đã bị một số nước khống chế từ
lâu, chẳng hạn như mua bán dầu hỏa thanh toán
bằng USD; mua bán cao su, thiếc thanh toán bằng
GPB… Đối với các DN Việt Nam, VND có vị thế
yếu, chưa có những mặt hàng có khả năng chiếm
lĩnh thị trường, do vậy đồng tiền sử dụng trong
tính toán và thanh toán ngoại thương thường
không phải là VND mà sẽ là một loại ngoại tệ
mạnh khác do hai bên thỏa thuận. Hiện nay, các
DN Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương
thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực
tiếp với VND như: USD, GBP, EUR, JPY…
Quy đổi tiền tệ khi đồng tiền tính toán khác
đồng tiền thanh toán?
Thông thường, đồng tiền tính toán và đồng
tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương sẽ
trùng nhau. Tuy nhiên, đây không phải là quy
định bắt buộc, tùy từng trường hợp và thỏa thuận
giữa hai bên, đồng tiền tính toán cũng có thể khác
so với đồng tiền thanh toán, khi đó DN sẽ phải
quy đổi giữa hai loại đồng tiền này để phục vụ
cho việc tính toán và thanh toán. Ví dụ: Trong hợp
đồng, tiền thanh toán được ấn định là đồng EURO
nhưng hai bên lại chọn đồng USD để làm căn cứ
TRAOĐỔIVỀĐỒNGTIỀNTÍNHTOÁNVÀĐỒNGTIỀNTHANHTOÁN
TRONGKẾTOÁNKINHDOANHXUẤT,NHẬPKHẨU
ThS. NGUYỄN THỊ MINH GIANG
- Đại học Thương mại
Trong hoạt động ngoại thương, hai bên mua b n xuất nhập khẩu thường sử dụng đơn vị
tiền tệ lưu thông kh c nhau khi giao dịch. Việc quy đổi gi trị nghiệp vụ giữa đồng tiền
t nh to n, đồng tiền thanh to n và đồng tiền ghi sổ là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải
có sự thống nhất nhằm đảm bảo cung cấp thông tin ch nh x c và đầy đủ về thực trạng tài
ch nh của doanh nghiệp.
Lựa chọn đồng tiền trong giao dịch kinh doanh
xuất, nhập khẩu
Trong ký kết hợp đồng ngoại thương, các doanh
nghiệp (DN) thường sử dụng một đồng tiền mạnh
làm đồng tiền trung gian trong giao dịch tính toán
và thanh toán. Đó có thể là đồng tiền của nước
nhập khẩu, nước xuất khẩu hoặc đồng tiền của
một nước thứ ba. Kế toán sẽ ghi nhận các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ theo đồng tiền
ghi sổ đã lựa chọn. Ngoài ra, do hai bên mua bán
xuất nhập khẩu (XNK) thường có trụ sở kinh
doanh tại các nước khác nhau, sử dụng đơn vị tiền
tệ lưu thông khác nhau nên trong hợp đồng ngoại
thương sẽ phải quy định điều kiện tiền tệ dùng
để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử
dụng các loại tiền nào để tính toán và thanh toán
trong hợp đồng. Trong giao dịch ngoại thương,
cần thiết phân biệt rõ đồng tiền tính toán và đồng
tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền tính toán là
đồng tiền được sử dụng làm căn cứ để tính toán
giá trị hợp đồng trong khi đồng tiền thanh toán
là đồng tiền sử dụng thực tế để bên nhập khẩu
thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu.
Thực tế khi các DN Việt Nam ký kết hợp đồng
ngoại thương với các đối tác nước ngoài, trong
hợp đồng sẽ luôn có các quy định, điều khoản về
đơn vị tiền tệ sử dụng trong tính toán và khi thanh
toán. Thông thường, khi lựa chọn và sử dụng tiền
tệ trong giao dịch XNK, có nhiều lý do để các bên
muốn sử dụng tiền tệ của quốc gia mình vì: Nâng
cao vị thế của đồng tiền quốc gia mình trên thế
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...97
Powered by FlippingBook