Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 48

50
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Đến nay, việc triển khai thanh toán điện tử dịch vụ
công đã nhận được sự đồng thuận của các ngân hàng
thương mại, hiện đã có trên 30 ngân hàng chính thức
cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử.
Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy thanh toán điện tử
dịch vụ công mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới,
mức độ tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước cũng góp phần quan trọng và nhất là
toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, để các cá nhân,
doanh nghiệp hiểu được lợi ích của việc thanh toán
điện tử phục vụ dịch vụ công, các ngân hàng cũng cần
nỗ lực thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,
phát triển cơ sở khách hàng (số lượng, dữ
liệu) để tăng tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân
giao dịch qua ngân hàng, từ đó tạo nền tảng gia tăng
số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán dịch
vụ công trực tuyến.
Thứ hai,
đẩy mạnh truyền thông, chăm sóc và
hướng dẫn khách hàng trong quá trình sử dụng dịch
vụ công trực tuyến. Đặc biệt làm nổi bật tiện ích tiết
kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng của việc
thanh toán điện tử dịch vụ công.
Thứ ba,
phối hợp với các cơ quan nhà nước cung
cấp dịch vụ công thực hiện công tác truyền thông
mang tầm quốc gia để nâng cao nhận thức của người
dân và doanh nghiệp.
Thứ tư,
phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ xây
dựng mô hình kết nối nhằm giảm thiểu thời gian và
công sức tất cả các bên tham gia, đặc biệt là ngân hàng
và các tổ chức cung cấp dịch vụ công.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam2015;
2. Nghị định 43 ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về các vấn đề liên quan
đến việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện
tử hoặc cổng thông tin điện tử của Cơ quan Nhà nước;
3. Quyết định số 1605/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.
đặt mục tiêu đến hết năm 2015, 100% các cơ quan nhà
nước từ cấp huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương
trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông
tin điện tử; 50% hồ sơ khai thuế của người dân và
doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% cơ quan hải
quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan
điện tử… và rất nhiều mục tiêu khác. Tới năm 2020,
mục tiêu của Chính phủ đề ra là hầu hết các dịch vụ
công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp
ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh
nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện
khác nhau.
Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của
Chính phủ cũng đã quy định rất rõ các vấn đề liên
quan đến việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của Cơ quan Nhà nước. Điều này thể hiện sự
quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách trong
việc phát triển, đẩy mạnh thanh toán điện tử phục vụ
dịch vụ công tại Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy, vai trò của các ngân
hàng tại Việt Nam trong việc thúc đẩy thanh toán
điện tử phục vụ dịch vụ công hiện nay cũng trở nên
vô cùng quan trọng. Tính đến cuối tháng 11/2015
đã có 92% doanh nghiệp kê khai nộp thuế điện tử.
Khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cũng thể hiện
rõ, tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán
có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 đến nay
còn khoảng 12%. Nhiều phương tiện thanh toán và
dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời
trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học
công nghệ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người
sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của
nền kinh tế.
Thực vậy, để có thể triển khai thành công dịch
vụ công trực tuyến còn phụ thuộc vào rất nhiều
đơn vị tham gia, trong đó các ngân hàng với tư
cách trung gian hỗ trợ triển khai dịch vụ công điện
tử đóng một vai trò rất quan trọng. Cụ thể, việc
triển khai và phát triển các dịch vụ công điện tử
phụ thuộc rất lớn vào nền tảng hạ tầng công nghệ
thông tin, hệ thống mạng, các phần mềm được
thiết kế cho các quy trình hoạt động của các dịch
vụ công này và công tác truyền thông, giáo dục
người dân sử dụng dịch vụ.
Đơn vị công 1
Ngân hàng A
Đơn vị công 2
Ngân hàng B
Đơn vị công 3
Đơn vị công
Ngân hàng C
Ngân hàng D
Ngân hàng
MÔ HÌNH KẾT NỐI ĐỂ THỰC HIỆN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
DỊCH VỤ CÔNG HIỆN NAY
Nguồn: fpt.vn
Mục tiêu củaChínhphủđề rađếnnăm2020hầu
hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến
mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục
vụ người dân và doanh nghiệpmọi lúc, mọi nơi,
dựa trên nhiều phương tiện khác nhau.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...97
Powered by FlippingBook