TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
45
thay thế bằng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày
21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày
18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt
động của TCTD; Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN
ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của TCTD và được thay thế
bằng Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010
và Thông tư 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy
định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
của TCTD). Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành
Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về quy định các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay
thế các Thông tư 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/
TT-NHNN, với mức độ bao quát hơn và phù hợp
với thông lệ quốc tế…
Để củng cố mô hình thanh tra, giám sát ngân
hàng, ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chinh phu đã
ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng. Theo đó, thông qua hoạt động giám sát, trong
trường hợp phát hiện các vi phạm quy định an toàn
hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật có
dấu hiệu mất an toàn hoạt động, cơ quan này áp
dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Mới
đây, Chinh phu đa ban hanh Nghi đinh sô 26/2014/
NĐ-CP vê tô chưc va hoat đông cua thanh tra, giam
sat ngân hang va Quyêt đinh sô 35/2014/QĐ-TTg
về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng, thay thê Quyêt đinh sô 83/2009/QĐ-TTg,
qua đo đa hoan chinh thêm môt bươc vê tô chưc va
hoat đông cua thanh tra, giam sat ngân hang.
Ngoai ra, Luật NHNN năm 2010 được sửa đổi
và ban hành tiếp tục là một bước tiến lớn đối với
công tác thanh tra, giám sát của NHNN. Trong
đó, phương pháp giám sát cũng từng bước được
chuyển đổi từ phương pháp giám sát truyền thống
(giám sát tuân thủ) sang phương pháp giám sát trên
cơ sở rủi ro. Quy trình giám sát ngân hàng (bao gồm
quy trình giám sát an toàn vi mô và vĩ mô) đã được
nghiên cứu, xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế
và dự kiến ban hành trong thời gian tới. Ngoài ra,
hệ thống các công cụ định lượng phục vụ công tác
giám sát an toàn hệ thống đã và đang được cơ quan
định tài chính, tránh tác động tiêu cực đến tăng
trưởng của nền kinh tế. Theo đó, giám sát sự tương
tác giữa các TCTD và thị trường; Tập trung vào các
rủi ro chung của hệ thống của TCTD (top-down)
theo các biến động kinh tế gây nên sự mất an toàn,
đổ vỡ đối với toàn hệ thống TCTD.
- Thanh tra, giám sát an toàn vi mô nhằm đảm
bảo an toàn cho hoạt động của từng TCTD, bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng (gồm người gửi tiền,
nhà đầu tư vào TCTD) trên cơ sở kết hợp thanh tra
trên cơ sở rủi ro và thanh tra tuân thủ; tập trung vào
các rủi ro của từng TCTD (bottom-up).
- Đánh giá tổng thể mức độ an toàn hệ thống
TCTD trên cơ sở kết hợp giữa giám sát an toàn vĩ
mô và giám sát an toàn vi mô. Xây dựng và phát
triển hệ thống cảnh báo sớm về mức độ an toàn của
toàn hệ thống TCTD nhằm mục đích hỗ trợ thực thi
các biện pháp phòng tránh khủng hoảng.
Thực trạng giám sát ngân hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, công tác giám sát ngân hàng được
thực hiện từ những năm 1990 do Thanh tra Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành nhằm gián tiếp
kiểm tra thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá
các báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ của các
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam; Tiến hành giám sát thường xuyên
phát hiện kịp thời các vi phạm, thông báo yêu cầu
các TCTD khắc phục ngay và có biện pháp xử lý
kịp thời nghiêm túc các vi phạm theo quy định của
pháp luật. Luật NHNN năm 1997 quy định Thanh
tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về
ngân hàng vừa làm chức năng Thanh tra Bộ (giải
quyết khiếu nại, tố cáo), vừa làm chức năng thanh
tra, giám sát hoạt động đối với các TCTD và hoạt
động ngân hàng của các tổ chức khác nhằm đảm
bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền lợi
người gửi tiền và phục vụ chính sách tiền tệ quốc
gia. Quy chế giám sát ngân hàng đối với các TCTD
cũng được hình thành qua Quyết định số 398/1999/
QĐ-NHNN ngày 9/11/1999 của NHNN về việc ban
hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt
động tại Việt Nam…
Ngoài ra, các quy định và văn bản quy phạm
pháp luật cũng đã được ban hành phục vụ cho
công tác thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm đảm
bảo an toàn hệ thống như Quyết định 493/2005/
QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/
QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
trong hoạt động ngân hàng của TCTD (hiện được