Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 40

42
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Mô hình truyền thống chỉ mang tính lý thuyết,
phù hợp trong môi trường sản xuất kinh doanh tĩnh
với một mô hình sản xuất cố định theo thời gian.
Mô hình chi phí chất lượng hiện đại
Trong thực tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học công nghệ, quy trình sản xuất và phát
triển của lực lượng sản xuất mối quan hệ giữa các
chi phí chất lượng mang tính động. Do vậy, các nhà
nghiên cứu chi phí chất lượng đã đưa ra mô hình chi
phí chất lượng hiện đại.
Mô hình chi phí chất lượng hiện đại, phản ánh
hiệu ứng của đường cong kinh nghiệm. Mô hình
này cho thấy, DN chỉ đạt chi phí chất lượng tối
ưu khi mức chất lượng phù hợp 100%. Tại mức
chất lượng phù hợp 0% chi phí thiệt hại tối đa
làm chi phí chất lượng cực đại, song khi DN chú
ý đến hoạt động phòng ngừa,đánh giá thì chi phí
thiệt hại giảm mạnh làm chi phí chất lượng giảm.
Và thực tế chứng minh rằng, khi DN tiến hành
các hoạt động phòng ngừa và đánh giá/thẩm định
thì lúc đầu chi phí đánh giá/thẩm định tăng, tuy
nhiên cùng với sự cải tiến và đào tạo chất lượng
thì chi phí đánh giá/thẩm định lại giảm dần, chi
phí phòng ngừa tăng nhẹ. Nếu DN giữ ổn định
và duy trì các hoạt động phòng ngừa, đánh giá
ổn định trong thời gian dài thì chi phí chất lượng
giảm xuống mức tối ưu. Điều này khuyến khích
các DN nỗ lực cải tiến chất lượng toàn diện và
thực thi chương trình chi phí chất lượng nhằm
đem lại lợi ích lâu dài trong tương lai. Mô hình
chi phí chất lượng hiện đại phù hợp với nền kinh
tế thị trường ngày nay.
Một số mô hình chi phí chất lượng phổ biến
Các nhà quản lý chất lượng khi nghiên cứu mối
quan hệ giữa các loại chi phí chất lượng đã đưa ra
các mô hình mô tả xu hướng biến đổi giữa các loại
chi phí này. Trong đó, có hai mô hình được sử dụng
phổ biến, đó là mô hình chi phí chất lượng truyền
thống và mô hình chi phí chất lượng hiện đại.
Mô hình chi phí chất lượng truyền thống
Mô hình truyền thống cho thấy, mức chất
lượng phù hợp ở 0% thì chi phí thiệt hại F là
100%. Khi doanh nghiệp (DN) chú ý đến hoạt
động phòng ngừa P và thẩm định A thì mức chất
lượng phù hợp tăng và chi phí chất lượng giảm
đến mức tối ưu (Min). Nếu DN tiếp tục tăng chi
phí phòng ngừa và thẩm định quá mức thì chi
phí thiệt hại giảm dần về lỗi zero và mức chất
lượng phù hợp tăng dần đến 100% nhưng chi phí
chất lượng tăng mạnh. Như vậy, trong mô hình
tồn tại điểm chất lượng tối ưu và luôn có quy
luật đánh đổi giữa chi phí thiệt hại và chi phí
phòng ngừa, thẩm định.
Mô hình truyền thống gợi ý rằng, muốn có
mức chất lượng thì DN phải chi cho các hoạt động
phòng ngừa, đánh giá/thẩm định. Song hạn chế
của mô hình này là không khuyến khích các DN
nỗ lực cải tiến chất lượng. Một trong những mục
tiêu quan trọng của DN là tối đa hoá lợi nhuận.
Chi phí chất lượng là một khoản chi phí nên DN
luôn có xu hướng tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi
nhuận. Do đó, DN chỉ cố gắng đến mức chi phí
chất lượng tối ưu.
TẦMQUANTRỌNG CỦAVIỆC ÁP DỤNG CHI PHÍ
CHẤT LƯỢNGTRONGDOANHNGHIỆP
ThS. PHAN THỊ THU HIỀN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Chi ph chất lượng là y u tố để đảm bảo rằng, c c sản phẩm sản xuất ra hoặc c c dịch vụ
được cung ứng thoả mãn và những chi ph ph t sinh do không thoả mãn kh ch hàng. Bài
vi t tham khảo một số mô hình chi ph chất lượng, phân t ch để thấy rõ vai trò quan trọng
của việc p dụng chi ph chất lượng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh.
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...97
Powered by FlippingBook