TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
49
tuyến từ nhiều năm nay và thực hiện nhiều hình thức
tuyên truyền về loại hình dịch vụ này nhưng kết quả
cũng không cao. Đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội đã thực hiện 5 dịch vụ hành chính công trực
tuyến nhưng lượng hồ sơ giao dịch qua kênh này
chỉ chiếm 53 trong 75.435 hồ sơ tiếp nhận năm 2014.
Trong khi đó, tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, hiện nay
có đến 98% doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện
tử nhưng số thuế nộp vào ngân sách qua hình thức
này cũng chỉ dừng lại ở con số 14.000 tỷ đồng trong
100.000 tỷ đồng tiền thuế phải thu.
Ngay cả trên cùng một địa bàn, tỷ lệ sử dụng dịch
vụ công trực tuyến trên tổng số giao dịch thủ tục hành
chính cũng không đồng đều giữa các đơn vị. Chỉ có
một số ít cơ quan nhà nước và một số thủ tục hành
chính đạt lượng giao dịch trực tuyến cao như: Nhập
khẩu xuất bản ấn phảm không nhằm mục đích kinh
doanh với 80% hồ sơ được giao dịch qua mạng; dịch
vụ cấp hộ chiếu online của Công an Thành phố với
72% hồ sơ được nộp qua mạng; thủ tục đăng ký kinh
doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư với 20% hồ sơ giao
dịch trực tuyến…
Ngân hàng với nhiệm vụ phát triển thanh toán
điện tử dịch vụ công
Theo phân tích ở trên có thể thấy rằng, việc triển
khai thành công dịch vụ công trực tuyến còn phụ
thuộc vào rất nhiều đơn vị tham gia, trong đó, các
ngân hàng với tư cách trung gian hỗ trợ triển khai dịch
vụ công trực tuyến đóng một vai trò rất quan trọng.
Nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến,
tại Quyết định 1605/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước giai đoạn 2011-2015. Theo đó, Chính phủ
Thực tế triển khai dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính
công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được
cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường
mạng theo 4 mức độ. Trong đó, cao nhất là mức độ
4 cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có)
được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được
thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện đến người sử dụng. Như vậy, để đạt hiệu
quả cao nhất, dịch vụ công trực tuyến tại các cơ quan
nhà nước cần hoàn thiện ở mức độ 4, vì đây là bước
quan trọng, có sự tham gia trực tiếp của các ngân hàng
trong giai đoạn thanh toán.
Theo báo cáo thường niên về chỉ số sẵn sàng phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin Việt Nam, tính
đến tháng 6/2014, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tất cả
các mức độ của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương đạt khoảng 85%, trong đó mức độ 3 và 4 đạt
khoảng 2%. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tất cả các
mức độ của các bộ, cơ quan ngang bộ đạt khoảng 75%,
trong đó mức độ 3 và 4 đạt khoảng 3%.
Việc cung cấp dịch vụ chủ yếu ở mức đơn giản,
rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán
phí và nhận kết quả qua mạng. Nhìn chung, việc
triển khai còn manh mún, khó tiếp cận, khó tra
cứu. Hiện nay, có 57% các doanh nghiệp đã sử
dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng hầu hết mới
chỉ thực hiện được ở mức độ 1,2,3. Với mức độ 4
các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân mới
tham gia ở mức rất hạn chế, chưa xứng với tiềm
năng phát triển của đơn vị và nhu cầu sử dụng của
các cá nhân, doanh nghiệp.
Tại một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh, dù đã bắt đầu triển khai dịch vụ công trực
VAI TRÒ CỦANGÂNHÀNGTRONGTHÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
THANHTOÁNĐIỆNTỬDỊCHVỤ CÔNG
TS. NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Cuộc c ch mạng thanh to n điện tử, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ công đã ph t triển
mạnh mẽ trong thời gian qua. K t quả này có sự góp sức không nhỏ của hệ thống ngân
hàng với tư c ch là đơn vị trung gian hỗ trợ triển khai dịch vụ công điện tử.