Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 34

36
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
đứng vị trí số 1 trên thị trường với hơn 60% thị phần
kem trung và cao cấp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với
giá mua nhà máy sản xuất kem Wall’s khoảng 20 tỷ
đồng thì chỉ cần chiết khấu dòng tiền của Công ty
KIDO trong khoảng 3 đến 4 năm là có thể đạt được
giá trị trên, nếu chiết khấu dòng tiền đến vô cùng
thì giá trị công ty ước tính lớn hơn rất nhiều so với
giá mua. Kết quả đó đã chứng minh Tập đoàn Kinh
Đô thực sự đúng đắn khi lựa chọn phương án M&A
trong chiến lược kinh doanh của mình. Giao dịch này
được đánh giá là rất thành công.
Tình huống 2
Nối tiếp thành công đó, Công ty đã sử dụng
phương án M&A trong việc triển khai chiến lược
đa dạng hóa sang lĩnh vực giải khát, với mục đích
vươn đến vị trí số một trong ngành thực phẩm tại
Việt Nam, trong năm 2005, tập đoàn Kinh Đô đã tiến
hành mua cổ phần của Công ty Tribeco và sở hữu
trên 35% số cổ phần của công ty này, đồng thời tham
gia điều hành Công ty theo định hướng chiến lược
kinh doanh mới.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Tribeco không
khả quan, chỉ trong 3 năm sau khi thực hiện thương
vụ này, công ty mới đạt được lợi nhuận ròng (năm
2005 đạt 5,7 tỷ đồng, năm 2006 đạt 8,69 tỷ đồng và
năm 2007 đạt 15,26 tỷ đồng), những năm sau đó thì
lợi nhuận ròng của Tribeco liên tục giảm và nhiều
năm lợi nhuận âm. Chính vì vậy, vào năm 2012 Công
ty này chính thức giải thể, mỗi cổ đông nhận được
2.300 đồng/cổ phần, giá cổ phiếu niêm yết tại thời
điểm bị hủy là 1.800 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó,
thời điểm mà Tập đoàn Kinh Đô mua cổ phiếu của
Tribeco, giá giao động khoảng 20.000 đồng/cổ phiếu.
Chiến lược M&A của Tập đoàn Kinh Đô
Trên cơ sở tiếp cận theo hướng chiến lược kinh
doanh, bài viết này làm rõ vai trò của mua bán, sáp
nhập (M&A) và mối quan hệ giữa mua lại, sát nhập
với định giá. Trong đó, tập trung chủ yếu vào hoạt
động mua lại doanh nghiệp (DN), tiếp đến là sử
dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để phân
tích ảnh hưởng của công tác định giá đến sự thành
công và thất bại của hoạt động mua lại, qua đó chứng
minh tính nghệ thuật trong công tác định giá. Tình
huống bài viết đề cập với 2 giao dịch là Kinh Đô và
Unilever Việt Nam; Tập đoàn Kinh Đô và Tribeco.
Xây dựng tình huống
Tình huống 1
Tập đoàn Kinh Đô là một trong những công ty của
Việt Nam đi tiên phong trong việc sử dụng phương
án M&A trong chiến lược kinh doanh. Tập đoàn
Kinh Đô khởi đầu là một công ty chuyên kinh doanh
các loại bánh kẹo. Năm 2003, để thực thi chiến lược
đa dạng hóa, từng bước trở thành Tập đoàn thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, Công ty đã mua lại toàn
bộ nhà máy sản xuất kem Wall’s và những tài sản
liên quan khác của Công ty Unilever Việt Nam, từ đó
hình thành một đơn vị kinh doanh chiến lược mới
rất mạnh trên thị trường, đó là công ty cổ phần KIDO
chuyên kinh doanh các loại kem.
Trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, Công ty cổ
phần kem KIDO (thành viên của Công ty cổ phần
Kinh Đô) đã đạt hiệu quả khá tốt với tổng doanh
thu hơn 80 tỷ đồng và lợi nhuận ròng trên 6 tỷ đồng.
Những năm tiếp theo, doanh thu bình quân của Công
ty luôn tăng trên 30%, lợi nhuận ròng tăng trên 50%,
HOẠT ĐỘNGMUA LẠI VÀ SÁPNHẬP DOANHNGHIỆP:
NHÌNTỪ CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀNKINHĐÔ
ThS. NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
- Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Làn sóng mua b n, s p nhập (M&A) doanh nghiệp luôn đồng hành với sự ph t triển của
kinh t toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia. Đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh t
khó khăn, hoạt động M&A càng diễn ra mạnh mẽ do sức ép của cạnh tranh. Ở Việt Nam,
hoạt động này cũng đang diễn sôi động, Tập đoàn Kinh đô là một trong những điển hình
được ghi nhận…
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...97
Powered by FlippingBook