Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 2-2016 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 02/2016
37
tính chất của ngành, nghề kinh doanh cần phát huy
được những lợi thế này của hoạt động M&A. Tuy
nhiên, để các hoạt động M&A do DN Việt Nam thực
hiện có tỷ lệ thành công cao và nâng cao giá trị gia
tăng cho các thương vụM&A thì cần thận trọng trong
công tác định giá, cụ thể cần thực hiện tốt những vấn
đề sau:
Thứ nhất,
các DN tự trang bị cho mình kiến thức
về hoạt động M&A, cần bổ sung và đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng việc thực hiện các
thương vụ M&A. Bởi yếu tố cốt lõi của các thương
vụ M&A là việc định giá DN, đa phần các thương vụ
M&A không thành công đến từ việc người bán trả
giá quá cao so với giá trị thực tế của DN, vượt mức
chi trả của người mua hoặc sau khi đã mua thì lại
lúng túng trong việc quản lý một hệ thống cơ cấu tổ
chức mới như tình huống Tập đoàn Kinh Đô mua lại
cổ phiếu công ty Tribeco.
Thứ hai,
khi đánh giá năng lực kinh doanh của
một công ty cần căn cứ trên kết quả thực tế và nguồn
lực của công ty, không nên sử dụng phương pháp
phân tích tương đương không phù hợp, các giao
dịch thành công trước đó không quyết định đến
sự thành công các của giao dịch sau. Khi chuyển
nhượng kem Wall’s với các nguồn lực được chuyển
nhượng, Tập đoàn Kinh Đô rất dễ thành công do
tính hiện đại, chuyên nghiệp... nhưng với Công ty
Tribeco thì hoàn toàn khác nên sẽ ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh.
Thứ ba,
định giá DN là một nghệ thuật nên chúng
ta cần kết hợp nhiều phương pháp để xác định giá
trị của DN mục tiêu, sau đó cần tiếp cận đối tượng,
phân tích tình huống kinh doanh để điều chỉnh và
nỗ lực thương lượng để đạt được giá mua tốt nhất.
Thứ tư,
ngoài các yếu tố tự thân DN thì hệ thống
pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A cần thống nhất
và cụ thể hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Scott Moeller, Chris Brady – Thủy Nguyệt dịch (2009) Mua lại và sát nhập
thông minh, NXB Trí thức;
2. Website:
;
Lãnh đạo Tập đoàn Kinh Đô kỳ vọng sẽ tạo ra giá trị
tương đương như khi mua kemWall’s, mục tiêu tăng
trưởng doanh thu của Tribeco sau khi mua lại trong
3 năm đầu khoảng 30%, sau đó tăng lên 100%. Bên
cạnh thương vụ này thì thương vụ mua lại cổ phiếu
của Nutifood cũng thất bại. Với 2 thương vụ trên thì
Tập đoàn Kinh Đô đã ghi nhận khoản lỗ khoảng 70
tỷ đồng.
Phân tích tình huống
Nếu Tập đoàn Kinh Đô không sử dụng biện pháp
M&A trong chiến lược kinh doanh khi mua cổ phần
của kem Wall’s thì có thể phải mất thời gian rất lâu
mới đạt được giá trị như ngày hôm nay. Từ khi Tập
đoàn Kinh Đô bắt đầu xây dựng nhà máy, sản xuất,
phát triển hệ thống phân phối… phải mất hơn 5 năm
mới có vị thế như kemWall’s tại thời điểm được bán.
Bằng phương án M&A, công ty chỉ mất 1 năm đã có
thể tham gia vào một ngành kinh doanh mới với loại
sản phẩm hoàn toàn mới, bên cạnh lợi thế về thời
gian và cơ hội kinh doanh thì Tập đoàn Kinh Đô còn
đạt được nhiều lợi ích khác như có được đội ngũ
nhân viên, kỹ năng quản lý hay thương hiệu.
Tuy nhiên, không phải mọi giao dịch M&A đều
thành công, đặc biệt là giao dịch với Tribeco, Tập
đoàn Kinh Đô đã thất bại, qua đó ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của Tập đoàn. Nếu như Tập đoàn
Kinh Đô thành công trong các thương vụ M&A là
do biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, đánh giá đúng
tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh mới và
định giá đúng về giá trị của các tài sản chuyển giao
bao gồm tài sản của nhà máy, bí quyết công nghệ
sản xuất, thương hiệu, nguồn nhân lực và thương
lượng thành công để đạt được mức giá thỏa thuận
tốt, thì nguyên nhân thất bại khi mua cổ phần của
Tribeco lại xuất phát từ sai lầm khi đánh giá thị
trường kem và thị trường nước giải khát “tương
đương” nhau. Tức là tại thời điểm đó, thị trường
kem ít chịu sự cạnh tranh, tiềm năng thị trường cao
trong khi Tribeco lại chịu sự cạnh tranh rất lớn từ
các công ty nước giải khát như Pespi, Coca-Cola,
Tân Hiệp Phát… Thêm vào đó là giá trị thị trường
của cổ phiếu Tribeco đang ở mức cao, đồng thời
Tập đoàn Kinh Đô chưa tính đến sự xuất hiện của
một cổ đông lớn khác của Tribeco là Uni President
(chiếm khoảng 43,6% cổ phần) nên cũng đã ảnh
hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh mới của
Tập đoàn Kinh Đô.
Bài học kinh nghiệm
Từ các phân tích, để thực hiện thành công các giao
dịch M&A thì các DN tùy theo phạm vi, quy mô và
Yếu tố cốt lõi của các thương vụ M&A là việc
định giá DN, đa phần các thương vụ M&A
không thành công đến từ việc người bán trả
giá quá cao so với giá trị thực tế của DN, vượt
mức chi trả của người mua hoặc sau khi đã
mua lại lúng túng trong việc quản lý hệ thống
cơ cấu tổ chức mới.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...97
Powered by FlippingBook