38
Hiểu thế nào vê kế toán trách nhiệm?
Kế toán trách nhiệm được xem như là hệ thống thu
thập, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi
tài chính có thể kiểm soát theo phạmvi trách nhiệm của
từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của
tổ chức; Kế toán trách nhiệm là một trong những nội
dung cơ bản trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp
(DN) và là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài
chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát
cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
Bản chất của kế toán trách nhiệm là mỗi bộ phận
được phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý có quyền
kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những
nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản
lý của mình. Kế toán trách nhiệm chỉ được thực hiện
ở DN có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân
quyền một cách rõ ràng.
Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ
phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị DN mà
chia ra thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng.
Mỗi trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức có toàn
quyền kiểmsoát các hoạt động của trung tâmmình như
quản lý về chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư. Các
trung tâm trách nhiệm tạo ra mối liên hoàn trong hệ
thống quản lý.
Thông thường có 4 trung tâm trách nhiệm, bao gồm:
Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi
nhuận, trung tâm đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm
được hình thành trên đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý
và mục tiêu của nhà quản trị. Trong thực tế, việc lựa
chọn trung tâm thích hợp cho một bộ phận trong tổ
chức không phải là điều dễ dàng. Cơ sở để xác định
một bộ phận trongmột tổ chức là trung tâmgì đều phải
căn cứ trên cơ sở nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn
mà nhà quản lý đó được giao. Do vậy, việc phân biệt
rõ ràng các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị chỉ
mang tính tương đối và phụ thuộc vào quan điểm nhà
quản trị cấp cao nhất.
- Trung tâm chi phí:
Đây là trung tâm có trách nhiệm
về chi phí đầu vào của DN. Mục tiêu của trung tâm
trách nhiệm chi phí chính là tối thiểu hóa chi phí. Đầu
vào của trung tâm là các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố
sản xuất như nguyên vật liệu, tiền công, tình hình sử
dụng máy móc thiết bị… và có thể được đo đạc bằng
nhiều cách khác nhau. Để xác định đầu ra của trung
tâm chi phí sẽ dựa vào các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản
xuất kinh doanh nhưng số lượng, chất lượng sản phẩm,
các chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…
- Trung tâm doanh thu:
Trung tâm này thường phát
sinh ở các bộ phận tạo ra doanh thu cho DN như: Các
cửa hàng, siêu thị, phòng kinh doanh…. Trên thực tế,
một trung tâm thuần túy về doanh thu rất ít tồn tại.
Thông thường, các cấp quản lý thường vẫn phải làm
kế hoạch và kiểm soát một số chi phí thực tế phát sinh
trong trung tâm doanh thu.
- Trung tâm lợi nhuận:
Là một trung tâm trách nhiệm
mà trong đó người quản lý của trung tâm này sẽ chịu
trách nhiệm cả về chi phí và doanh thu cũng như chênh
lệch giữa đầu ra và đầu vào chính là lợi nhuận. Thông
thường, trung tâm trách nhiệm thường gắn với bậc
quản lý cấp trung gian, tuy nhiên nhà quản trị trung
tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từ chiến
lược hoạt động đến thực hành tác nghiệp của DN. Mục
tiêu phải thực hiện của trung tâm này là tối đa hóa lợi
KẾ TOÁNTRÁCHNHIỆMVÀ THỰC TIỄNVẬNDỤNG
VÀOVIỆT NAM
ThS. HOÀNG THỊ HƯƠNG
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
K to n tr ch nhiệm được coi là một trong những công cụ tài ch nh hữu ch cho việc kiểm
so t và điều hành hoạt động kinh doanh của c c nhà quản trị trong doanh nghiệp. Việc
chú ý thực hiện nội dung k to n tr ch nhiệm, sẽ giúp doanh nghiệp ph t huy tối đa
nguồn lực hiện có và ph t triển một c ch bền vững.
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN