Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 38

40
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
động ở các khu vực không thuận lợi, còn phụ thuộc
vào nguồn NSNN sẽ không sẵn sàng chuyển sang
thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/
NĐ-CP cũng cần phải nắm rõ. Qua đó, các cơ quan
quản lý nắm rõ thực tế khi xây dựng kế hoạch và
lộ trình chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập
theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP phù hợp với thực
tế. Ngoài ra, cần xác định việc triển khai Nghị định
16/2015/NĐ-CP là cơ hội để tái cơ cấu, sắp xếp,
thay đổi phương thức hỗ trợ của NSNN, chuyển
từ hỗ trợ bình quân sang gắn với yêu cầu và kết
quả sử dụng NSNN. Vì vậy, cần kiên quyết và bắt
buộc thực hiện chuyển đổi đối với tất cả các đơn vị
sự nghiệp công lập.
Thứ năm,
để tạo điều kiện cho các đơn vị sự
nghiệp có căn cứ thực hiện đúng các quy định pháp
luật trong giai đoạn chuyển đổi giữa cơ chế quản
lý cũ sang thực hiện theo cơ chế mới (Bộ Tài chính
đã có Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/02/2016
hướng dẫn về nội dung này). Theo đó, trong khi
chờ các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các
văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đồng bộ
cơ chế mới quy định tại Nghi định 16/2015/NĐ-CP,
các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện
theo các quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP
cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới thay thế.
Nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với
yêu cầu thực tế. Thực hiện tốt chính sách này sẽ có
tác động rất quan trọng trong việc tạo động lực và
thúc đẩy sự phát triển của việc cung cấp sản phẩm
dịch vụ công, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của dân
cư. Nhưng để chính sách mới đi vào thực tiễn cần
có sự quyết tâm rất lớn của các cấp chính quyền.
Cách đây một năm sau khi ban hành, Nghị định
16/2015/NĐ-CP đã được nhìn nhận như một bước
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tư duy và
hành động trong việc thúc đẩy có chế tự chủ đối
với đơn vị sự nghiệp công.
Tài liệu tham khảo:
1. Kêt luận sô 37-TB/TW ngay 26/5/2011 của Bô Chinh trị về Đề an “Đôi mơi
cơ chê hoat đông của cac đơn vị sư nghiêp công lập, đẩy manh xa hôi hoa
môt sô loai hình dịch vu công”;
2. Ngh đ nh số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy đ nh quy n tự ch , tự
ch u trách nhiệm v thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với các đơn v sự nghiệp công l p;
3. Ngh đ nh số 16/2015/NĐ-CP ngày 04/02/2015 quy đ nh cơ chế tự ch
c a đơn v sự nghiệp công l p;
4. Quyết đ nh số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 ban hành kế hoạch triển khai
thực hiện Ngh đ nh số 16/2015/NĐ-CP;
5. Công văn số 1931/BTC-HCSN ngày 3/02/2016 c a Bộ Tài chính.
là những dịch vụ công tiếp tục được NSNN hỗ trợ.
Danh mục này cần có phạm vi áp dụng thống nhất
đối với ngành, lĩnh vực trong cùng một khoảng
thời gian nhất định. Danh mục các dịch vụ công sử
dụng NSNN của ngành, lĩnh vực cần phải được rà
soát trên nguyên tắc từng bước tiến tới xóa bỏ sự
bao cấp của NSNN qua giá cung cấp dịch vụ công.
Theo đó, chỉ đưa vào danh mục này các sản phẩm
dịch vụ công thiết yếu, những sản phẩm dịch vụ
công Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ trong
một thời gian nhất định. Nếu như đưa toàn bộ các
dịch vụ công hiện nay đang được Nhà nước hỗ trợ
vào danh mục này sẽ không phát huy được tinh
thần đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Để có
thể đưa quy định này vào thực hiện từ đầu năm
2017 thì chậm nhất danh mục này cần được xây
dựng và ban hành trước cuối quý II/2016 (trước
thời điểm xây dựng dự toán NSNN năm 2017).
Thứ ba,
về lâu dài, cần nghiên cứu thay việc
ban hành danh mục dịch vụ công sử dụng NSNN
sang việc ban hành danh mục các đối tượng được
hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước trong sử dụng dịch
vụ công. Theo đó, sẽ thay đổi cách hỗ trợ của Nhà
nước thông qua sản phẩm dịch vụ công sang việc
hỗ trợ cho đối tượng sử dụng dịch vụ công. Với
cách này kinh phí của NSNN sẽ tới trực tiếp đối
tượng cần hỗ trợ, các đối tượng này sẽ sử dụng
kinh phí được hỗ trợ để mua dịch vụ công từ các
nhà cung cấp; các đơn vị cung cấp dịch vụ công
(không phân biệt công lập, ngoài công lập) sẽ phải
cạnh tranh nâng cao chất lượng, hạ chi phí để thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ tư,
thực tế cho thấy, sẽ có sự triển khai Nghị
định 16/2015/NĐ-CP trái ngược nhau đối với 2 loại
hình đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với những đơn
vị sự nghiệp công lập lâu nay đã có tính năng động,
có khả năng tự chủ cao, nhưng đang bị trói buộc
bởi các cơ chế quản lý cũ thì Nghị định 16/2015/
NĐ-CP sẽ là động lực mới, với những cơ chế cởi
trói. Các đơn vị này sẽ chủ động triển khai và khẩn
trương thực hiện các quy định theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP; Cùng với đó, đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập thiếu tính năng động, hoặc hoạt
Nghị định 16/2015/NĐ-CP đưa ra lộ trình tính
đủ chi phí trong giá cung cấp dịch vụ công,
theo đó: đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền
lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018 tính
đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi
phí quản lý.
1...,28,29,30,31,32,33,34,35,36,37 39,40,41,42,43,44,45,46,47,48,...94
Powered by FlippingBook