TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
49
31/12/2015, trong khi đó tín dụng lại tăng. Điều này,
khiến làn sóng tăng lãi suất huy động dâng cao
trong thời gian qua.
Báo cáo tình hình kinh tế tháng 3 và 3 tháng đầu
năm 2016 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
nhận định, lãi suất liên ngân hàng quý I/2016 cao
hơn so với cùng kỳ 2015, lãi suất huy động ngắn
hạn biến động nhẹ ở kỳ hạn 6-12 tháng, mặt bằng
lãi suất huy động chủ yếu tăng mạnh ở các kỳ hạn
dài trên 12 tháng (phổ biến từ 7-8%/năm). Nhiều ý
kiến lo ngại, việc tăng lãi suất huy động hiện nay
có thể sẽ khởi đầu cho một xu hướng tăng lãi suất
trong năm nay, từ đó gây áp lực lên lãi suất cho
vay, doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong tiếp
cận vốn giá rẻ. Tác động của cuộc đua lãi suất ảnh
hưởng tới hoạt động của hệ thống NHTM và các
DN, như sau:
- Đối với hoạt động của NHTM:
Là loại hình DN
đặc thù, đi vay để cho vay nên những biến động
của lãi suất tác động trực diện, liên tục tới mọi hoạt
động thường nhật của các NHTM. Lãi suất tăng
sẽ gây khó khăn cho các NHTM, đặc biệt là các
ngân hàng quy mô nhỏ trong huy động vốn. Khi kế
hoạch phải tăng trưởng tín dụng hàng năm, dư địa
vốn và các công cụ, kỹ thuật tăng vốn dần sử dụng
hết, các NHTM buộc phải tăng lãi suất dù biết đây
không phải là “liều thuốc” hiệu quả thực sự. Vấn
đề này mang lại hiệu quả nhất thời cho một số ngân
hàng nhưng trên bình diện cả hệ thống, nó thực sự
chưa đủ mạnh để kéo thêm vốn vào, khi lãi suất
huy động VND tăng cao đã khiến lãi suất cho vay
có thể đã vượt cao hơn. Lãi suất cho vay cao đặt
các ngân hàng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bởi các
DN sản xuất cần vốn thì lại khó tiếp cận vì lãi suất
cho vay quá cao, còn các hoạt động chịu được mức
lãi suất cao đó lại hầu hết là đầu tư ngắn hạn, phi
Lãi suất ngân hàng - Những vấn đề cần quan tâm
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi
của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất
và tiêu dùng của xã hội. Trong thời gian qua, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành thị
trường tiền tệ bằng cách tác động đến công cụ lãi suất
một cách tích cực nhất và điều đó có tác động đến
tâm lý người gửi tiền. Tuy nhiên, mức độ tác động
của công cụ này không giống nhau ở các thời điểm và
phụ thuộc vào các yếu tố khác trên thị trường.
Vấn đề đáng quan tâm trong thời gian gần đây
là cuộc đua tăng lãi suất huy động giữa các ngân
hàng thương mại (NHTM) đang trở thành vấn đề
“nóng” nhất trong hệ thống ngân hàng. Cuộc đua
lãi suất huy động đã bắt đầu từ cuối năm 2015 khi
một số NHTM nhỏ tăng lãi suất nhằm thu hút tiền
gửi để đáp ứng nhu cầu tín dụng và áp lực thanh
khoản cuối năm. Hiện cuộc đua lãi suất của các
ngân hàng chưa có dấu hiệu tạm dừng. Nhằm thu
hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, nhiều NHTM đã nâng
lãi suất huy động ở mức phổ biến 0,1-0,3%, có nơi
áp mức lãi suất vượt trội lên tới 8%/năm. Không chỉ
ngân hàng nhỏ mà cả những ngân hàng có quy mô
lớn cũng vào cuộc, khiến việc tăng lãi suất dễ trở
thành xu hướng.
Thực tế cho thấy, năm 2016 tăng trưởng tín dụng
đã có xu hướng tăng đều vào đầu năm, khác với
các quy luật những năm trước tín dụng thường
tăng nhanh ở những tháng cuối năm. Khoảng cách
giữa tăng trưởng huy động và cho vay nới rộng,
sức ép tăng lãi suất huy động nhằm bổ sung nguồn
vốn đầu vào phục vụ cho các khoản vay. Lấy dẫn
chứng tại địa bàn Hà Nội cho thấy, tổng nguồn vốn
huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ
đạt 1.403.436 tỷ đồng, giảm 4,84% so với thời điểm
MỘT SỐVẤNĐỀ CẦNTRAOĐỔI VỀ LÃI SUẤT NGÂNHÀNG
TS. PHẠM THÁI HÀ
Cuộc đua tăng lãi suất huy động đang là chủ đề “nóng” nhất trong hoạt động của hệ thống
ngân hàng ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, cuộc đua này vẫn chưa có dấu hiệu giảm
nhiệt. Những vấn đề cần bàn phía sau cuộc đua lãi suất ngân hàng hiện nay là gì? Bài viết
gợi mở một số khía cạnh cần trao đổi về vấn đề này.