Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 48

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
theo sát tín hiệu thị trường, phù hợp với cung-cầu
ngoại tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao
vị thế đồng Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối, cải
thiện cán cân thanh toán; giảm dần tình trạng đô
la hóa. Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh
vàng, tiếp tục triển khai các giải pháp tiến tới huy
động nguồn lực vàng trong dân, phục vụ cho phát
triển kinh tế.
Thứ ba,
duy trì mức tăng trưởng tín dụng phù
hợp gắn với nâng cao chất lượng để góp phần
thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng
trưởng và giảm nợ xấu. Khuyến khích phát triển
đa dạng các hình thức huy động vốn và các sản
phẩm tín dụng, tạo môi trường thuận lợi để các tổ
chức tín dụng phát triển các dịch vụ mới, các công
cụ phòng ngừa rủi ro, hỗ trợ các doanh nghiệp mở
rộng hoạt động.
Thứ tư,
hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng, đảm bảo cho NHNN thực hiện hiệu quả
các mục tiêu đề ra. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
về thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng để hỗ trợ
tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tạo cơ sở cho tổ chức tín
dụng hoạt động an toàn và lành mạnh...
Thứ năm,
nâng cao chất lượng của hệ thống
thông tin thống kê và dự báo, hỗ trợ cho công tác
điều hành CSTT, hoạt động ngân hàng của NHNN
và công tác quản lý của các NHTM, dần bắt kịp với
các nước trong khu vực.
Thứ sáu,
ngoài những giải pháp trên cần có
niềm tin vào sự điều hành quyết liệt của Chính
phủ, các thành viên Chính phủ, niềm tin vào nền
kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng để giữ vững
ổn định chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô, tạo môi
trường tốt nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Theo ý kiến chỉ
đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình
Huệ tại buổi làm việc với NHNN ngày 22/4/2016,
NHNN cần tiếp tục điều hành tăng trưởng tín
dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng
và giảm nợ xấu, bảo đảm ổn định không tạo sức
ép lên mặt bằng lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế. Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh được ưu tiên, theo dõi chặt chẽ
tín dụng bất động sản, hướng tín dụng vào phân
khúc nhà ở xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. NHNN (2011, 2012, 2013, 2014). Báo cáo thường niên c a NHNN các năm;
2. Viện Chiến lược ngân hàng (2014). Tuyển t p bài viết v ti n tệ-ngân hàng
Việt Nam, NXB Hà Nội;
3. Trần Thọ Đạt (ch biên) (2015). Thực tiễn công tác quản lý và đi u hành
c a NHNN Việt Nam giai đoạn 2011-2015, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
sản xuất. “Cuộc đua” ngầm về lãi suất đẩy nguồn
vốn huy động quẩn quanh trong hệ thống, kéo lãi
suất cho vay leo thang, gây thiệt hại cho DN, dẫn
tới hậu quả là làm cho nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng
đến hệ thống ngân hàng nói chung.
- Những tác động tới khu vực DN:
Những biến
động của lãi suất trên thị trường ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi nhuận của DN. Thực tế, ở Việt Nam, các
DN tăng nhanh về số lượng nhưng tỷ lệ vốn chủ sở
hữu còn thấp. Trong khi, các kênh huy động vốn từ
bạn bè, gia đình, người thân, từ những mối quan
hệ quen biết là rất hạn chế; khả năng huy động vốn
trên thị trường của DN lại hạn chế, nên con đường
quen thuộc mà có đến 75% DN lựa chọn vẫn là tìm
đến ngân hàng. Với mức lãi suất cho vay cao của
NHTM, DN phải đạt mức lãi cao hơn nữa trong bối
cảnh thị trường khó khăn thì mới có thể đáp ứng
điều kiện. Bởi vậy, đã có DN phải tạm ngưng các kế
hoạch mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí đình trệ
sản xuất kinh doanh.
Là khách hàng nên các DN có tồn tại thì ngân
hàng mới tồn tại, vì vậy, ngân hàng vẫn đang rất
nỗ lực để hợp tác với DN, tháo gỡ khó khăn, thúc
đẩy và hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Vào thời điểm
hiện tại, nếu để lãi suất tiếp tục tăng, toàn bộ nỗ
lực phục hồi của DN, phục hồi kinh tế, tái cấu trúc
ngân hàng có nguy cơ không thể đạt được.
Một số giải pháp cho giai đoạn tới
Kết quả điều hành của NHNN trong những năm
qua được đánh giá là khá tích cực, tuy nhiên, diễn
biến của kinh tế thế giới và trong nước còn chưa ổn
định, dự báo giai đoạn tới sẽ phức tạp và khó lường
hơn. Để bảo vệ thành quả đã tạo dựng, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bền vững, phù hợp các mục tiêu
đề ra, giai đoạn 2016-2020 cần tập trung vào một số
giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục đổi mới và hoàn thiện điều
hành chính sách tiền tệ (CSTT). Cần linh hoạt và
kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, sử dụng có hiệu
quả các công cụ điều hành gián tiếp, phù hợp với sự
phát triển của thị trường; hoàn thiện chính sách lãi
suất, điều hành hiệu quả lãi suất thị trường, hướng
tới thực hiện mục tiêu của CSTT. Tăng cường phối
hợp chặt chẽ, linh hoạt CSTT với chính sách tài khóa
và các chính sách vĩ mô khác, điều phối có hiệu quả
các dòng luân chuyển tiền tệ phục vụ đắc lực cho
mọi hoạt động trong nền kinh tế.
Thứ hai,
điều hành linh hoạt tỷ giá, ổn định thị
trường ngoại hối, thị trường vàng. Tỷ giá cần tiếp
tục duy trì điều hành theo hướng chủ động, linh
hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất,
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...94
Powered by FlippingBook