Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 42

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Chính sách tỷ giá (CSTG) và CSTK của Việt Nam
chưa được thực thi theo hướng hỗ trợ cho CSTT, tức là
tỷ giá linh hoạt và tình hình tài khoá phải vững mạnh.
CSTK luôn ổn định “chi” ngay cả trong thời điểm
CSTT được thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Việc ổn
định tỷ giá vẫn được duy trì do lạm phát dai dẳng và
tình trạng đô la hóa gia tăng.
Vào thời điểm áp dụng CSMTLP các nước hầu
như đều có mức lạm phát thấp (bình quân vào thời
điểm áp dụng là 5,86%/năm). Khi đối chiếu với kết
quả này, Việt Nam đang thuận lợi trong việc đáp ứng
điều kiện này.
Về cơ sở kinh tế, Việt Nam có nhiều mặt hàng thiết
yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng bị
quản lý hành chính trực tiếp và gián tiếp về giá như
điện, xăng dầu, gas, nước, thóc gạo, sắt thép, xi măng...
Thêm vào đó, nền kinh tế rất nhạy cảm với các thay
đổi về giá cả hàng hóa, tỷ giá và vẫn bị đô la hóa cao.
Sự vững mạnh của hệ thống tài chính trong nước
Hệ thống tài chính Việt Nam đã có những bước
phát triển nhất định song vẫn còn sơ khai và nhiều bất
ổn như:
Một là,
thị trường tiền tệ chưa phát triểnmạnh, công
cụ còn nghèo nàn, giao dịch chủ yếu là giao ngay, các
thành viên tham gia vào thị trường còn chưa đa dạng.
Hai là,
thị trường chứng khoán (TTCK) tuy đã có
bước nhảy vọt vào năm 2006 - 2007 nhưng vẫn còn
rất nhỏ bé so với các nước khác trong khu vực như
Thái Lan, Singapore. TTCK còn mang nặng tính đầu
cơ, bầy đàn; hàng hóa còn kém đa dạng; cơ sở hạ tầng
kỹ thuật còn chưa phát triển; cơ sở pháp lý điều chỉnh
hoạt động trên thị trường là Luật Chứng khoán cần
được tiếp tục sửa đổi nhằm thống nhất với luật khác
(Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014). Đặc
biệt, TTCK còn phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư nước
ngoài nên dễ tổn thương, do đó từ năm 2008 trở lại
đây, có nhiều diễn biến bất thường và phát triển èo uột.
Ba là,
thị trường trái phiếu quy mô nhỏ, thanh
khoản thấp, hiện nay ở mức 15,1% GDP trong khi tỷ lệ
này ở các nước mới nổi Đông Á trung bình là 51,43%;
trái phiếu Chính phủ thống lĩnh thị trường, trong khi
trái phiếu doanh nghiệp rất hạn chế nhưng lãi suất trái
phiếu Chính phủ lại chưa định hướng được thị trường;
sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, định chế trung
gian như các quỹ đầu tư tương hỗ, quỹ đầu tư mạo
hiểm, công ty định mức tín nhiệm còn hạn chế; khả
năng tập trung phân bổ nguồn lực tài chính qua thị
trường chưa thực sự hiệu quả.
Hiện nay, có khoảng 100 ngân hàng thương mại
hoạt động với dịch vụ tương tự nhau làmphát sinh tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh, bất chấp rủi ro. Các
phải có một vị thế tài khóa vững mạnh như: thâm hụt
ngân sách thấp và tối thiểu hóa khả năng Chính phủ in
tiền hoặc dùng dự trữ ngoại hối để bù đắp thâm hụt
ngân sách; Chính phủ có khả năng tiếp cận thị trường
tài chính để đáp ứng nhu cầu tài trợ kinh phí. Tại Việt
Nam, thâm hụt ngân sách là triền miên (5-6%), trong
khi các nước khác vào thời điểm áp dụng CSMTLP đều
có mức thâm hụt NSNN thấp hơn đáng kể như Thái
Lan khoảng -2,8% , Indonesia -1,1% . Nợ công của Việt
Nam cũng tăng nhanh gần kịch trần 65% mà Quốc hội
đặt ra. Nguồn thu ngân sách không dồi dào, thị trường
trái phiếu Chính phủ chưa phát triển đủ sâu nên hạn
chế khả năng Chính phủ tiếp cận được nguồn vốn từ
thị trường tài chính để tài trợ hoạt động.
Cơ sở kỹ thuật liênquanđếnnăng lực điềuhànhCSTT
Các công cụ CSTT chưa thật sự hoàn chỉnh.
NHNN vẫn sử dụng các biện pháp hành chính
thông qua việc quy định trần lãi suất huy động, cho
vay; chưa lựa chọn được lãi suất chính sách, chưa xây
dựng được cơ chế điều hành và phương pháp xác định
lãi suất của NHNN để đảm bảo quan hệ chặt chẽ giữa
các loại lãi suất này và với lãi suất tín phiếu kho bạc và
lãi suất thị trường. Khả năng điều tiết bằng nghiệp vụ
TTM đôi khi bị hạn chế do hàng hóa trên thị trường
chưa đa dạng, các mức lãi suất ở các phiên đấu thầu
không hoàn toàn theo quan hệ cung cầu. Dự trữ bắt
buộc chưa bao trùm toàn bộ khối lượng tiền trong nền
kinh tế nên hạn chế khả năng kiểm soát cung tiền của
NHNN qua công cụ này.
Việc truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất, tỷ giá và
giá tài sản đã mạnh dần lên nhưng chưa có những
phân tích lượng hoá cụ thể mức độ tác động của khối
lượng tiền cung ứng đến mục tiêu cuối cùng của CSTT,
đến tín dụng nền kinh tế, đến M2, lãi suất hay tỷ giá,
từ đó hạn chế phần nào hiệu quả các quyết định của
NHNN khi thị trường có những biến động.
Khả năng dự báo lạmphát ở Việt Nam chưa tốt dẫn
đến có những thời điểm lạm phát vượt mục tiêu đề ra.
Việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng cũng còn nhiều hạn
chế do tỷ trọng các hàng hoá trong rổ hàng tính CPI
không được cập nhật thường xuyên (5 năm điều tra
một lần) và phương pháp điều tra, thống kê còn thô sơ.
Mô hình dự báo lạm phát trong trung hạn còn thiếu.
Mô hình ARIMA dự báo lạm phát ngắn hạn chỉ sử
dụng số liệu trong quá khứ để dự báo lạm phát trong
tương lai, do đó khi thị trường có biến động bất thường
thì mô hình sẽ dự báo không chính xác. Việc lập các mô
hình dự báo còn gặp khó khăn do cần một khối lượng
lớn thông tin về nhiều biến số khác nhau nhưng việc
thu thập thông tin còn chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời.
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...94
Powered by FlippingBook