Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
47
một DN, qua đó cho thấy được những hạn chế
còn tồn tại. Các nhóm hệ số tài chính phản ánh
đặc trưng tài chính của DN bao gồm: Nhóm hệ
số phản ánh khả năng thanh toán; nhóm hệ số cơ
cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản; nhóm hệ số hiệu
suất hoạt động; nhóm hệ số hiệu quả hoạt động;
nhóm hệ số phân phối lợi nhuận; nhóm hệ số giá
trị thị trường...
Nguồn gốc số liệu sử dụng để tính toán các hệ
số tài chính là các BCTC. Sự thật là các BCTC chứa
đựng rất nhiều khiếm khuyết. Bởi lẽ, nguyên tắc
ghi nhận BCTC là theo giá gốc, các số liệu trên
BCTC chỉ có tính chất lịch sử, có bản chất tĩnh và
được ghi nhận trong một thời kỳ nhất định và tại
một thời điểm nhất định. Mặt khác, đây lại là số
liệu lấy theo giá trị sổ sách nên chịu ảnh hưởng
của phương pháp hạch toán kế toán DN. Ngoài
ra, BCTC chưa phản ánh đầy đủ nguồn lực của
DN như nguồn nhân lực và bí quyết công nghệ
của DN và nhìn chung chưa bao quát hết các vấn
đề ảnh hưởng tới hiệu quả của DN. Trên báo cáo
kết quả kinh doanh không phản ảnh rõ doanh thu
thu tiền và doanh thu bán chịu nên tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro. Trên bảng cân đối kế toán không thể
hiện rõ các khoản mục chi tiết (hàng tồn kho gồm
những gì? Tình trạng từng khoản nợ phải thu như
thế nào? Đâu là tài sản thường xuyên, đâu là tài
sản tạm thời...). Đặc biệt trong điều kiện lạm phát
cao sẽ làm thay đổi các kết quả trong BCTC. Ngoài
việc chất lượng các BCTC không được đảm bảo,
thì các BCTC thường được nộp rất chậm dẫn đến
tính không kịp thời trong việc giám sát và đánh
giá hiệu quả hoạt động của DN.
Như vậy, tất cả các khiếm khuyết của BCTC đã
ảnh hưởng trực tiếp đến tính không chính xác của
các hệ số tài chính. Các chỉ tiêu chủ yếu tập trung
ở các chỉ tiêu về tài chính và vấn đề thực hiện các
quy định mà chưa đề cập đến các chỉ tiêu về quản
trị, định hướng và ra quyết định, chưa tính đến
các tiêu chí phản ánh sự tăng trưởng và phát triển
của DN trong tương lai.
Giải pháp tháo gỡ và khắc phục hạn chế
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp
phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ ở hữu nhà nước
đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN
khác; Luật số 69/2013/QH về quản lý sử dụng vốn
Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
DN; Nghị định 49/2014/NĐ-Chính phủ về giám
sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc
chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của
chủ sở hữu….
Thứ hai,
thực tế cho thấy, có nhiều DN chưa
lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính,
hay có những DN lập còn sơ sài và chưa có căn
cứ. Đó là các bản tổng hợp dự kiến trước về quy
mô sản xuất, tình hình đầu tư và nhu cầu tài chính
cho hoạt động của một DN trong tương lai. Trong
đó, kế hoạch kinh doanh là cơ sở của các kế hoạch
khác như kế hoạch tài chính, cụ thể là kế hoạch
huy động vốn, kế hoạch phân bổ vốn cho các
khâu. Kế hoạch kinh doanh là cơ sở đề ra các dự
báo. Các kế hoạch là cơ sở để kiểm tra và giám sát
độ bền vững và mức độ sử dụng hiệu quả nguồn
lực tài chính của DN.
Thứ ba,
còn có nhiều khiếm khuyết trong các
báo cáo tài chính (BCTC) và các hệ số tài chính
của DN: Để xem xét tình hình tài chính hiện tại
của DN cũng như những điểm mạnh, điểm yếu
trong quá trình hoạt động của DN trong thời gian
qua đòi hỏi phải có các BCTC tổng hợp, báo cáo
chi tiết và các báo cáo đột xuất khác. Hệ thống
BCTC tổng hợp gồm: bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này
sẽ phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan
trọng của DN trong một giai đoạn nhất định. Hệ
thống BCTC của DN sẽ cung cấp một bức tranh
tổng thể về nguồn lực tài chính và kết quả hoạt
động của một DN trong kỳ báo cáo. Các BCTC
được lập và trình bày tuân thủ các quy định kế
toán nhất định và chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau hình thành một hệ thống BCTC. Để việc
đánh giá tình hình tài chính có thể đưa ra những
kết luận có giá trị đòi hỏi các thông tin trên BCTC
phải đảm bảo tính kip thời, tin cậy, trung thực,
hợp lý. Muốn vậy, các BCTC này phải được các
cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận.
Bên cạnh các BCTC cũng cần có các hệ số tài
chính. Muốn thấy được sự biến động về các con
số trên, BCTC cần thiết phải tính toán các hệ số
tài chính. Các hệ số tài chính sẽ giúp lý giải sâu
hơn về tình hình tài chính của DN. Việc tính toán
các hệ số tài chính hiện hành của DN sẽ phản ánh
bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của
Công tác giám sát đặc biệt là giám sát tài chính
đối với DNNN và DN có vốn đầu tư Nhà nước
còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến những bất
cập đó là do các căn cứ để giám sát tài chính
còn tồn tại nhiều hạn chế.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...94
Powered by FlippingBook