Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5-2016 - page 44

46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Những hạn chế của các căn cứ giám sát
Thứ nhất,
còn có sự chồng chéo giữa các văn
bản pháp luật tham chiếu về quản lý tài chính của
Nhà nước đối với DNNN và nhiều DN chưa đáp
ứng được yêu cầu của văn bản. Có thể thống kê
từ năm 2015 trở về trước, ở Việt Nam, các văn
bản pháp luật tham chiếu về quản lý tài chính của
Nhà nước đối với DNNN như Nghị định 61/2013/
NĐ-CP ban hành quy chế giám sát tài chính và
đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông
tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở
hữu và DN có vốn Nhà nước. Thực tế cho thấy,
có nhiều DN còn chưa có phương tiện hỗ trợ về tổ
chức bộ máy, về công nghệ thông tin để triển khai
Nghị định 61/2013/NĐ-CP hoặc sẽ mất nhiều thời
gian và nguồn lực để xử lý các yêu cầu tương tự.
Nghị định cũng chưa bao quát được hết đối với
việc thực hiện giám sát các cấp của DNNN. Chủ
yếu Nghị định mới chỉ thực hiện giám sát đối với
DNNN cấp 1, sau đó việc giám sát đối với DNNN
cấp 2, cấp 3... sẽ được thực hiện thông qua các
DNNN cấp 1.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật tham chiếu
khác như Thông tư 158/2013/TT-BTC hướng dẫn
một số nội dung về giám sát tài chính và đánh
giá hiệu quả hoạt động đối với DN do Nhà nước
làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước; Thông
tư 171/2013/TT-BTC hướng dẫn công khai thông
tin tài chính theo quy định tại Nghị định 61/2013/
NĐ-Chính phủ; Nghị định 99/2012/NĐ-Chính
N
ăm 2014, đánh dấu sự ra đời của Luật
Doanh nghiệp (DN) và có hiệu lực thi
hành từ 01/07/2015. Khái niệm DN nhà
nước (DNNN) theo quy định tại Khoản 8 Điều 4
Luật DN năm 2014 đã có nhiều điểm khác so với
trước: Thay vì quy định DNNN là DN trong đó
Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, thì Luật
DN năm 2014 quy định trong 16 “chữ vàng” là
“DNNN là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.”
Theo số liệu báo cáo của các bộ quản lý ngành,
UBND cấp tỉnh, tính đến 31/12/2014, tổng số có
781 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- một con số khá lớn về số lượng cũng như quy
mô. Để DNNN hoạt động có hiệu quả, một trong
những nhiệm vụ vô cùng cần thiết, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay là tăng cường giám sát, nhất là
giám sát hoạt động tài chính của DN.
Căn cứ thực hiện giám sát gồm: các văn bản
pháp luật về quản lý tài chính DN; điều lệ hoạt
động và quy chế quản lý tài chính DN; kế hoạch
sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển;
báo cáo tài chính DN và các báo cáo đột xuất khác;
kết quả thanh tra, kiểm tra tại DN; các thông tin,
tài liệu khác. Có thể thấy, trong thời gian qua (từ
năm 2015 trở về trước) công tác giám sát đặc biệt
là giám sát tài chính đối với DNNN và DN có vốn
đầu tư Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa thực sự
hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
những bất cập đó là do các căn cứ để giám sát tài
chính còn tồn tại nhiều hạn chế.
BÀNVỀ CÁC CĂN CỨGIÁMSÁT TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆPNHÀNƯỚC
TS. NGUYỄN THỊ HÀ
- Học viện Tài chính
Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước là hoạt động có mục đích, thường
xuyên, liên tục của Nhà nước nhằm theo dõi, kiểm tra, phát hiện, uốn nắn việc tuân thủ
các quy định về hoạt động tài chính doanh nghiệp. Để giám sát tài chính cần có chủ thể
giám sát, phương thức giám sát và căn cứ giám sát... Bài viết bàn về các căn cứ giám sát
tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp
khắc phục những bất cập tồn tại.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...94
Powered by FlippingBook