TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
43
và giảm phát, trong khi neo tỷ giá cố định không làm
được việc đó.
Theo Carare et al. (2002), để thực hiện CSMTLP
cần thỏa mãn 4 nhóm điều kiện: Sự độc lập về thể chế
(NHTW phải được trao quyền và trách nhiệm để theo
đuổi mục tiêu lạm phát); Cơ sở kỹ thuật (các điều kiện
liên quan đến năng lực điều hành CSTT của NHTW);
Cơ sở kinh tế; Hệ thống tài chính đủ mạnh.
Quyền và trách nhiệm của Ngân hàngTrung ương
Điều kiện quan trọng nhất để thực hiện CSMTLP là
NHTW phải độc lập. Tại Việt Nam, NHNN không độc
lập về mặt nhân sự, trong việc thiết lậpmục tiêu hay xây
dựng chỉ tiêu hoạt động, cũng không độc lập hoàn toàn
trong việc sử dụng các công cụ CSTT (Khoản 2, 4, Điều
3, Luật NHNN, 2010). NHNN chỉ là cơ quan xây dựng
dự ánCSTT quốc gia để Chính phủ trìnhQuốc hội quyết
định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện và có trách
nhiệm điều hành trong phạm vi đã được Quốc hội và
Chính phủ duyệt. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, có
thể nói, NHNN đã được trao quyền độc lập hơn trong
lựa chọn công cụ điều hành (Điều 10, Luật NHNN2010).
NHNN sẽ dần có được sự linh hoạt và độc lập nhất định
trong khâu thực hiện các mục tiêu đề ra của CSTT.
Về yêu cầu về tính minh bạch của CSMTLP, việc
công bố mục tiêu và việc thực thi CSTT đã được thực
hiện theo Thông tư số 35/2011/TT-NHNN có thể coi là
một bước tiến bộ trong việc minh bạch hoá. Tuy nhiên,
các thông tin vẫn cần được công bố thường chuyên,
chuyên nghiệp và đầy đủ hơn.
Đối với yêu cầu lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng
đầu của CSTT, thực tế CSTT của Việt Nam vẫn tiếp
tục được duy trì theo hướng đa mục tiêu mặc dù Luật
NHNN 2010 có đề cập đến mục tiêu ổn định giá trị
đồng tiền thông qua chỉ tiêu lạm phát như là mục tiêu
cơ bản nhất của CSTT (Điều 2, 3, Khoản 1, Điều 4, Luật
NHNN). Luật NHNN còn quy định việc NHNN tạm
ứng cho ngân sách để xử lý thiếu hụt tạm thời (Điều 26).
Đó là trên cơ sở pháp lý, còn trên thực tế, để đảm bảo
lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu thì đòi hỏi CSTT
không bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về CSTK hay
xuất nên áp dụng chiếc neo danh nghĩa thứ ba là
CSMTLP. Sử dụng CSMTLP sẽ mang lại một số lợi
ích sau:
Thứ nhất,
khi mối quan hệ giữa cung tiền và lạm
phát chưa đủ mạnh thì việc sử dụng CSMTLP sẽ cho
phép NHNN sử dụng mọi thông tin như cung tiền, tỷ
giá, lãi suất, kỳ vọng lạm phát, giá tài sản để kiểm soát
lạm phát.
Thứ hai,
NHNN sẽ tập trung vào mục tiêu kiểm
soát lạm phát hơn trong khi dưới chế độ tỷ giá cố định,
NHNN vừa phải ổn định tỷ giá vừa phải kiểm soát
lạm phát.
Thứ ba,
nếu thành công trong việc kiểm soát lạm
phát với CSMTLP, NHNN sẽ có được sự tin cậy của
công chúng, bởi vì CSMTLP tạo ra một cơ chế trao
cho NHNN tính độc lập, trách nhiệm, minh bạch và
tăng cường thông tin với công chúng. Điều này rất khó
đạt được dưới chế độ tỷ giá cố định vì việc điều hành
chính sách của NHNN nhằm mục đích ổn định giá trị
VND với đồng tiền mà nước mình neo vào, do đó phụ
thuộc vào CSTT của nước ngoài.
Thứ tư,
CSMTLP giúp các chủ thể kinh tế xây dựng
kỳ vọng lạm phát hợp lý do NHNN khi đã áp dụng
CSMTLP thì sẽ phải công bố đầy đủ mọi thông tin có
liên quan khiến các chủ thể kinh tế hiểu rõ hơn, trên
cơ sở đó giám sát, đánh giá việc mà NHNN đang tiến
hành, từ đó xây dựng được lòng tin hơn vào việc điều
hành chính sách của NHNN.
Thứ năm,
NHNN sẽ nâng cao khả năng chủ động
đối phó với các cú sốc của nền kinh tế, bởi vì CSTT của
NHNN là độc lập, không còn phụ thuộc vào CSTT của
nước ngoài khi cố định tỷ giá.
Thứ sáu,
CSMTLP không buộc NHNN phải từ bỏ
các mục tiêu khác của CSTT. Trong dài hạn, ổn định giá
cả là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ bảy,
việc áp dụng CSMTLP sẽ nhận được sự
đồng thuận mạnh mẽ từ Chính phủ trong việc hạn chế
chi tiêu Chính phủ, tránh được vấn đề bất nhất theo
thời gian, phối hợp chặt chẽ hơn giữa CSTT và chính
sách tài khóa (CSTK).
Thứ tám,
CSMTLP quan tâmđến cả vấn đề lạmphát
BẢNG 2: MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2008-2015 (TỶ USD)
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Cán cân thương mại
-12,8
-7,6
-5,1
-0,4
9,9
8,7
12,13
6,0
Dự trữ ngoại hối
23,0
14,1
12,4
13,5
25,4
26,0
38,0
48,8*
Dự trữ ngoại hối (tuần nhập khẩu)
14,9
10,7
7,7
6,6
11,6
10,2
13,3
15,3
Nợ công (ngưỡng 65% GDP)
36,2
41,9
56,3
54,9
50,8
54,2
59,5
61,3
Nợ nước ngoài (% GDP)
29,8
39,0
42,2
41,5
37,4
37,3
39,9
-
Dư nợ Chính Phủ (ngưỡng 50% GDP)
-
42,0
44,6
43,2
39,4
42,3
47,4
48,9
Thâm hụt ngân sách (% GDP)
4,58
6,9
5,5
4,4
5,36
6,6
5,3
5
Nguồn: IMF (2012, 2014), Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống Kê…