TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
45
4 đến 5 năm. Trong giai đoạn này cần: (i) tập trung
hoàn thiện các điều kiện còn thiếu cho việc áp dụng
một CSMTLP đầy đủ; (ii) phải coi mục tiêu lạm phát là
mục tiêu hàng đầu, nỗ lực giảm lạm phát xuống mức
thấp về gần khung mục tiêu lạm phát cho giai đoạn
sau, kiên quyết tránh việc xao nhãngmục tiêu lạmphát
mà chuyển hướng sang mục tiêu tăng trưởng; (iii) tăng
cường tuyên truyền và mở rộng hiểu biết về CSMTLP
cho các chủ thể kinh tế.
Giai đoạn thứ hai:
Giai đoạn áp dụng CSMTLP đầy
đủ sau khi đã hoàn thành giai đoạn chuyển đổi, các
điều kiện cần thiết đã được thiết lập. Kể từ giai đoạn
này, NHNN sẽ tuyên bố công khai việc áp dụng
CSMTLP, giảm lạm phát về khung mục tiêu và điều
hành CSTT nhằm duy trì ổn định mức lạm phát này.
Tóm lại, CLMTTT gặpphải các vấn đề vềmối quan hệ
không ổn định giữa lượng cung tiền và lạmphát, cho vay
theo chính sách và các công cụ của CSTT không hiệu quả.
CLMTTG chưa phải là chiếc neo đáng tin cậy đủ mạnh
để kiểm soát lạm phát và không thể hiện tính bền vững
trong bối cảnh tự do hóa tài khoản vốn. Việc kết hợp hai
chiến lược này cũng gặp khó khăn do chưa có quy định
giải quyết mâu thuẫn và vẫn gặp phải vấn đề bất nhất
theo thời giancủaCSTT.Đối với CSMTLP, ViệtNamchưa
đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho một CSMTLP
đầy đủ, Vì vậy, Việt Namnên thực hiện quá trình chuyển
đổi sang CSMTLP để trong quá trình đó xây dựng những
điều kiện cần thiết cho việc ápdụng thành côngCSMTLP.
Sau quá trình chuyển đổi sang CSMTLP, Việt Nam có thể
áp dụng CSMTLP đầy đủ.
Tài liệu tham khảo:
1. Bernanke, Ben S., et al. (1999), Inflation Targeting: Lessons from the International
Experience, Princeton University Press;
2. Carare, Alina, et al. (2002), Establishing Initial Conditions in Support of Inflation
Targeting, IMFWorking Paper WP/02/102;
3. IMF (2012), IMF Country Report No.12/165; IMF (2014), IMF Country Report
No.14/311;
4. Mishkin, Frederic S. (1999), “International experiences with different monetary
policy regimes”, Journal of Monetary Economics 43 (1999), 579-605;
5. Mishkin, Frederic S. (2000), “From Monetary Targeting to Inflation Targeting:
Lessons from Industrialized Countries”, Mexico City;
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009-2014): Báo cáo thường niên.
ngân hàng có quymô vốn điều lệ thấp và có hiện tượng
đầu tư chéo. Công nghệ ngân hàng Việt Nam còn kém
nhiều so với thế giới. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải
thiện giảm từ 10% tổng dư nợ năm 2012 xuống 3,3%
năm 2014 nhưng luôn lớn hơn các nước trong khu vực
(năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 3,9%, Thái Lan
là 1,8% và Trung Quốc là 1,1%). Nguồn vốn huy động
ngắn hạn chiếm tới 60-70% tổng vốn huy động, trong
khi vay trung, dài hạn chiếm 30-40% tổng dư nợ. Tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu luôn đạt mưc cao hơn mưc quy
định của pháp luật, 12,8% cuối tháng 12/2014, giảm nhẹ
so với mưc 13,3% cuối năm 2013 (NHNN, 2014).
Như vậy, có thể thấy hệ thống tài chính Việt Nam
ưu tiên phát triển về chiều rộng để tăng quy mô và bắt
đầu tập trung vào chiều sâu, tuy nhiên vẫn chưa đảm
bảo được tính ổn định và lớn mạnh cần thiết để đáp
ứng cho việc thực hiện CSMTLP.
Một số đề xuất chính sách mục tiêu lạm phát
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, không có nước nào thực
hiện CSMTLP đáp ứng đủ tất cả các điều kiện trước
khi áp dụng CSMTLP. Vì vậy, tất cả các điều kiện tiên
quyết cho việc áp dụng thành công CSMTLP không
cần thiết phải thỏa mãn ngay trước khi đưa ra khuôn
khổ mục tiêu lạm phát (Carare et al. 2002). Do đó, đòi
hỏi phải tiến hành xây dựng CSMTLP qua một giai
đoạn chuyển đổi.
Ở Việt Nam, khi hai chiếc neo danh nghĩa chưa đủ
mạnh để kiểm soát lạm phát, với những ưu điểm của
CSMTLPvà các điềukiệnkhôngbắt buộc phải thỏamãn,
thì Việt Nam nên thực hiện quá trình chuyển đổi sang
CSMTLP để trong quá trình đó xây dựng những điều
kiện cần thiết cho việc áp dụng thành công CSMTLP.
Giai đoạn chuyểnđổi bắt đầu khi NHNNcông bố ý định
ápdụngCSMTLPhoặcmộtmức lạmphátmục tiêu cùng
với một biên độ tỷ giá. Giai đoạn chuyển đổi kết thúc khi
phần lớn các điều kiện cần thiết của CSMTLP đầy đủ đã
được thiết lập (Schaechter et al, 2000). Chẳng hạn, Chi Lê
cần 10 nămđể thực hiện chuyểnđổi cho đến khi ápdụng
CSMTLP đầy đủ vào năm 2000. Do vậy, để chuyển đổi
thành công sang CSMTLP, Việt Nam nên tập trung vào
các vấn đề sau: Cải thiện các điều kiện về thể chế góp
phần vận hành CSTT tốt hơn một khi CSMTLP được
áp dụng; Phát triển các cấu trúc kinh tế đáp ứng được
những yêu cầu của CSMTLP; Tăng cường sức mạnh của
hệ thống tài chính, tăng tính ổn định của các tổ chức tài
khoá; Phát triểnmột thị trường tài chính theochiềusâuvà
có tính thanh khoản; Xây dựng độ tin cậy cho CSMTLP
khi NHNN quyết định chuyển đổi sang CSMTLP. Theo
đó, tác giả đề xuất lộ trình áp dụng CSMTLP ở Việt Nam
gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất:
Giai đoạn chuyển đổi khoảng từ
Giai đoạn 2008-2011, VND mất giá bình quân
mỗi năm trên 7% so với USD; Giai đoạn 2012-
2014, VND mất giá cả giai đoạn khoảng 2%;
Năm 2015 VND mất giá khoảng 3% nhằm đối
phó với đồng NDT giảm giá và đón đầu các tác
động có thể xảy ra nếu Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất.