Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 22

24
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
Những chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ đã
giúp DN kết nối cung – cầu, đổi mới công nghệ, nâng
cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh…
Kết quả cụ thể: DNNVV chiếm khoảng 97,85% số
lượng DN, trong đó DN siêu nhỏ chiếm trên 70%; DN
nhỏ chiếm trên 25%; DN vừa chiếm 2%. Bình quân 1
DNNVV Việt Nam có 15 lao động, vốn đăng ký 6,1 tỷ
đồng; Theo địa bàn: Đồng bằng sông Cửu Long khoảng
35-40% (trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm trên 30%),
đồng bằng sông Hồng khoảng 30-33% (trong đó Hà
Nội chiếm20%); Theo phân bổ ngành nghề: DNNVV có
mặt hầu khắp các lĩnh vực, ngành, hàng của nền kinh tế:
bán buôn, bán lẻ khoảng 45%; chế biến, chế tạo khoảng
17%; một số lĩnh vực vốn là lãnh địa “độc quyền” khu
vực DN nhà nước như điện, cung cấp nước, gas, khí
đốt, khai khoáng hoặc đòi hỏi vốn lớn và hạn chế số
lượng như tài chính, ngân hàng bảo hiểm khoảng 1%,
thông tin, truyền thông khoảng 2%; các hoạt động dịch
vụ công như giáo dục, y tế và các ngành khác cũng có
khoảng 5% DNNVV đang hoạt động.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, DNNVV là
lực lượng đóng góp quan trọng cho phát triển kinh
tế - xã hội. Cụ thể: Đóng góp vào GDP và xuất khẩu:
năm 2013 khu vực DNNVV đóng góp 43,2% GDP và
31% xuất khẩu; với xu hướng cổ phần hóa các DNNN
ngày càng diễn ra mạnh mẽ, khu vực DNNVV sẽ
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì
tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước; Đóng góp vào
các khoản thu ngân sách nhà nước: Mặc dù giai đoạn
khó khăn 2010-2013 đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất,
kinh doanh của DNNVV nhưng khu vực này vẫn
đóng góp khá tích cực vào ngân sách nhà nước. Năm
2010, DNNVV đạt 181,06 nghìn tỷ đồng, chiếm 41%;
năm 2011, đạt 181,21 nghìn tỷ đồng, chiếm 34%; năm
2012, đạt 205,26 nghìn tỷ đồng, chiếm 34% và năm
2013, đạt 184,65 nghìn tỷ đồng chiếm 29%.
Đóng góp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
khu vực DN: Trong giai đoạn 2010-2012, vốn đầu tư
toàn xã hội của DNNVV có nhiều biến động. Năm
2010, vốn đầu tư toàn xã hội của DNNVVN là 236.119
tỷ đồng, chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
DNNVV là 236.119 tỷ đông, chiếm 32% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội của khu vực DN. Tuy nhiên, năm 2012,
chỉ tiêu này lại giảm xuống, duy trì ở mức 235.463 tỷ
đồng, chiếm 29%. Năm 2013, chiếm 38%. Trong cơ cấu
tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các DNNVV, DN nhỏ
chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 62-68% qua các năm 2010-2012.
Các chủ trương, chính sách hỗ trợ DNNVV của
Đảng, Nhà nước từng bước đi vào cuộc sống; việc
thực thi chính sách hỗ trợ của các bộ, ngành, địa
phương đối với phát triển DNNVV có hiệu quả, giúp
cho cộng đồng DNNVV nỗ lực vượt qua khó khăn để
vấn, xây lắp. Đây là quy định mới so với trước đây,
tạo cơ hội cho DNNVV tham gia cung cấp hàng hóa
và dịch vụ cho mua sắm công của Chính phủ.
Hỗ trợ thông tin, giúp phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng vườn ươmdoanh nghiệp
Nhiều chương trình tư vấn kiến thức về kinh
doanh, công nghệ và quản lý sản xuất; tư vấn phát
triển sản phẩm, phát triển thị trường; xây dựng hệ
thống thông tin hỗ trợ DN đã được thực hiện. Nhiều
chương trình đào tạo khởi sự, quản trị DN, cơ chế
hợp tác giữa nhà trường và DN trong đào tạo nguồn
nhân lực; đào tạo nghề, tuyên truyền nghề và phát
triển nghề cho lao động nông thôn đã giúp nâng
cao năng lực quản trị và tạo điều kiện cho DNNVV
thuận lợi trong tuyển dụng lao động, tiếp cận nguồn
lao động chất lượng cao… Bên cạnh đó, 8 vườn ươm
DN khoa học công nghệ cũng đã được xây dựng và
đưa vào hoạt động tại các địa phương. Các tổ chức
khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm do Bộ Khoa học và Công
nghệ chủ trì.
Ngoài ra, Chính phủ và các bộ, ngành còn triển
khai một số cải cách, chính sách hỗ trợ cho DNNVV
như cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan;
hỗ trợ về thuế như gian hạn nộp thuế TNDN, GTGT,
hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường, giảm tiền thuê
đất, áp dụng sớm các mức thuế suất giảm; hỗ trợ pháp
lý cho DN; khuyến khích phát triển công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu công nghiệp, hình thành mạng liên
kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DN; khuyến khích DN
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ DNNVV
tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ
DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường
và quản lý sinh thái; hỗ trợ DN kiểm soát rủi ro môi
trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí…
Đánh giá tác động của các chủ trương, chính sách
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, các
chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV
đã đạt được một số kết quả như: (1) DNNVV tiếp cận
tài chính, tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
(2) Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho
các DNNVV đã được đưa vào kế hoạch hàng năm của
các bộ, ngành và địa phương; (3) DNNVV được trang
bị các kiến thức có hệ thống, giúp DN tự tin trong
kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh với
tầm nhìn dài hạn và bền vững; (4) Chương trình xúc
tiến thương mại quốc gia đã thu hút được sự tham
gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội
DN ngành nghề, hỗ trợ cho hàng nghìn DNNVV; (5)
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...106
Powered by FlippingBook