Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 32

34
PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH
động quản lý ngân quỹ nhà nước được hạch toán,
tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của KBNN theo cơ
chế tài chính của KBNN do Thủ tướng Chính phủ
quy định.
Nghị định cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tài chính: Ban hành các văn bản
hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ quản lý ngân
quỹ nhà nước theo quy định; Phê duyệt phương án
Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm theo đề
nghị của KBNN; Quyết định sử dụng ngân quỹ nhà
nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách
trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo quy định; Tổ
chức chỉ đạo, quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra
hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN
theo quy định của pháp luật; Cung cấp thông tin kịp
thời cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy
chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ việc trả lãi
cho các đối tượng mở tài khoản tại KBNN được
thực hiện như sau: Các đối tượng được KBNN trả
lãi, bao gồm: Quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách
trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố; các quỹ
tài chính nhà nước gửi tại KBNN; tiền của các đơn
vị, tổ chức không có nguồn gốc từ NSNN mở tại
KBNN. Mức lãi suất được thực hiện theo mức lãi
suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho
KBNN tại thời điểm tính lãi; Các đối tượng không
được KBNN trả lãi, bao gồm: Tồn quỹ ngân sách
các cấp và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức có nguồn
gốc từ NSNN.
Ngoài ra, việc thu phí thanh toán đối với các đối
tượng mở tài thoản tại KBNN được thực hiện như
sau: (i) Các đối tượng phải trả phí thanh toán, bao
gồm: Tiền của các đơn vị tổ chức không có nguồn
gốc từ NSNN gửi tại KBNN. Mức phí thanh toán
được thực hiện theo mức phí mà ngân hàng thu đối
với KBNN tại thời điểm tính phí; (ii) Các đối tượng
không phải trả phí thanh toán, bao gồm: Các Khoản
thanh toán của ngân sách nhà nước; quỹ dự trữ tài
chính thuộc ngân sách trung ương và ngân sách cấp
tỉnh; các quỹ tài chính nhà nước và tiền gửi của các
đơn vị, tổ chức có nguồn gốc từ NSNNtại KBNN.
Với những quy định mới, Nghị đinh 24/2016/
NĐ-CP đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả
ngân quỹ nhà nước thông qua các nghiệp vụ sử
dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc
vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt
theo chế độ quy định; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà
nước với quản lý NSNN và quản lý nợ Chính phủ
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN và giảm chi
phí vay nợ của Chính phủ.
hoặc mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ thì thời
hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa không quá
3 tháng. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đối với
các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương và
ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ 6 tháng, Bộ Tài chính
báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tạm ứng
ngân quỹ cho NSNN. Tổng Giám đốc KBNN quyết
định đối với các khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước
tạm thời nhàn rỗi gửi tại ngân hàng thương mại
hoặc mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu
hụt được bù đắp từ các nguồn sau: Phát hành tín
phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm
thời thiếu hụt theo quy định; Thu hồi trước hạn các
khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương
mại. Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời
thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào
bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp
ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính
trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước;
không thực hiện cấp phát từ NSNN đối với khoản
chi trả lãi này.
Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân
quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối
đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát
hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà
nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy
định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính
phủ. Nghị định cũng quy định, các khoản thu từ
hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
Thu lãi từ các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà
nước; Các khoản thu phí thanh toán của các đơn vị,
tổ chức kinh tế; Các khoản thu khác (nếu có) theo
quy định của pháp luật.
Các khoản chi cho hoạt động quản lý ngân quỹ
nhà nước, bao gồm: Chi trả lãi và các khoản chi phí
phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán
Khoản vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời
thiếu hụt; Chi trả phí thanh toán cho Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại;
Chi trả lãi cho các quỹ và tiền gửi của các đơn vị, tổ
chức kinh tế tại KBNN. Các Khoản thu, chi từ hoạt
Với những quy định mới, Nghị đinh 24/2016/
NĐ-CP đảmbảo quản lý và sử dụng có hiệu quả
NQNN thông qua các nghiệp vụ sử dụng NQNN
tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp NQNN tạm
thời thiếu hụt theo chế độ quy định; gắn kết
quản lý NQNN với quản lý NSNN và quản lý nợ
Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN và giảm chi phí vay nợ của Chính phủ.
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...106
Powered by FlippingBook