Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 23

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
25
năng người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu…
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục
những tồn tại hạn chế nêu trên, trong thời gian tới
cần chú trọng các giải pháp sau: Thực hiện đánh giá
lại toàn diện hoạt động của khu vực DNNVV; Tiếp
tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; Hoàn thiện
cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Phát triển đồng bộ thị
trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường các yếu tố đầu
vào của sản xuất để tạo điều kiện cho DNNVV hoạt
động có hiệu quả, có các nguồn lực để phát triển sản
xuất kinh doanh.
Chính quyền các địa phương cần triển khai thực
hiện chính sách phù hợp, chủ động tháo gỡ khó khăn
cho các DNNVV; Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ
tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tại
địa phương để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời
gian, chi phí cho DNNVV… Các Hiệp hội DNNVV,
Hiệp hội ngành nghề cần nâng cao uy tín năng lực và
tầm ảnh hưởng của các tổ chức Hiệp hội; Phát huy
vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước
và DNNVV, tham vấn DNNVV; Thực hiện tốt vai trò
là kênh quan trọng phản biện chính sách về DNNVV.
Các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức khoa
học – công nghệ, giáo dục và đào tạo cần tạo điều
kiện thuận lợi cho DNNVV, tư vấn hướng dẫn, giúp
đỡ; Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính
sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Về phần mình,
các DNNVV cần tự hoàn thiện, nâng cao năng lực
quản trị DN theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực
cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng
minh bạch, rõ ràng; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng
cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề của
công nhân…
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo tómtắt chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
đối với DNNVV trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương;
2. Kỷ yếu Hội thảo: “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển
DN”, Ban Kinh tế Trung ương;
3. Trang điện tử của VCCI; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
phát triển bền vững. DNNVV thúc đẩy tăng trưởng
GDP và tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần ổn định xã hội, đóng vai
trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tuy đứng đầu về số lượng nhưng DNNVV còn
quá thấp, chưa tận dụng được tác động của các DN
đầu tư nước ngoài, trình độ quản lý yếu kém. Kỹ
năng của người lao động DNNVV không đáp ứng
được yêu cầu… Các chuyên gia đánh giá, một số
chính sách còn thiếu quy định hỗ trợ cụ thể áp dụng
cho DNNVV; một số ưu đãi thuế cho DNNVV còn
nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên
cạnh đó, quy mô hỗ trợ DNNVV còn hạn hẹp, như
chính sách về vườn ươm DN, bảo lãnh tín dụng,
chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng
cao hiệu quả sản xuất do nguồn lực còn hạn chế,
phụ thuộc nhiều vào tài trợ quốc tế. Chất lượng và
nội dung hỗ trợ chưa cao, công tác đào tạo nguồn
nhân lực chưa bám sát nhu cầu thực tế của DNNVV.
Thời gian xây dựng, ban hành một số chính sách còn
kéo dài, chưa đi vào cuộc sống, làm giảm hiệu quả
thực thi chính sách.
Thực tế triển khai các chính sách, chương trình
còn ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của
DNNVV; hệ thống triển khai các chương trình chưa
kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Một số
chính sách hỗ trợ được triển khai trong thời gian dài
song hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp như: tỷ lệ
DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vốn
ngân hàng thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
kém hiệu quả....
Nguyên nhân của những hạn chế này là do vẫn
còn tồn tại những nhận thức về thành phần kinh tế tư
nhân chưa đúng, chưa chú trọng phát triển DNNVV.
Tư duy chậm đổi mới, vẫn coi DN là đối tượng quản
lý mà chưa coi là đối tượng cần được khuyến khích,
hỗ trợ phát triển. Công tác thể chế hóa còn nhiều bất
cập, việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
một số bộ ngành, địa phương còn hạn chế; chưa tham
khảo ý kiến cộng đồng DN khi ban hành chính sách
nên thiếu tính khách quan, thực tiễn và khả thi thấp,
nhiều chính sách không đi vào được cuộc sống. Hệ
thống thị trường hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu
vào của sản xuất chưa đồng bộ, chưa thông suốt, chưa
hoàn thiện. Vai trò của các hiệp hội ngành hàng vẫn
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là sự yếu kém từ nội
tại các DNNVV như quy mô còn nhỏ, cơ cấu ngành
chưa hợp lý, năng lực, trình độ quản lý còn yếu, kỹ
DNNVV chiếm khoảng 97,85% số lượng DN,
trong đó DN siêu nhỏ chiếm trên 70%; DN nhỏ
chiếm trên 25%; DN vừa chiếm 2%. Bình quân
1 DNNVV Việt Nam có 15 lao động, vốn đăng
ký 6,1 tỷ đồng; DNNVV có mặt hầu khắp các
lĩnh vực, ngành, hàng của nền kinh tế; DNNVV
đóng góp vào GDP và xuất khẩu: năm 2013
khu vực DNNVV đóng góp 43,2% GDP và 31%
xuất khẩu.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...106
Powered by FlippingBook