TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
35
Hoạt động đầu tư trước hết giúp mang lại lợi ích
cho chính Quỹ BHXH. Thông qua hoạt động đầu tư
Quỹ BHXH vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời của
nền kinh tế, nguồn tài chính nhàn rỗi từ Quỹ BHXH
có thể tạo ra một nguồn tài chính tương đối lớn bổ
sung vào quỹ, từ đó tăng quy mô và sức mạnh cho
Quỹ BHXH. Mặt khác, quy mô số người tham gia
BHXH ngày càng tăng cũng tạo nên sự tăng trưởng
cho quỹ, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho
các đối tượng hưởng chế độ BHXH.
Đối với nền kinh tế, nguồn vốn lớn có được từ
tín dụng Quỹ BHXH sẽ hỗ trợ quan trọng để đầu tư
phát triển một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nước, giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế đang
phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư không ngừng tăng
nhanh thì bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu
tư trong nước và nước ngoài, việc cung ứng vốn từ
nền kinh tế thông qua các tụ điểm tài chính như Quỹ
BHXH có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là tạo ra sự tự
chủ và thế chủ động trong việc phát triển kinh tế đất
nước. Mặt khác, thông thường Nhà nước phải hỗ trợ
một phần ngân sách nhà nước để cân bằng thu - chi
Quỹ BHXH. Quỹ BHXH đầu tư hiệu quả, đem lại
một nguồn tài chính không nhỏ sẽ giúp ngân sách
nhà nước giảm gánh nặng bù đắp cho quỹ BHXH.
Hiện nay, Quỹ BHXH thường được đầu tư vào
các lĩnh vực như: Mua các loại trái phiếu Chính phủ,
trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu công ty; gửi tiết
kiệm ở ngân hàng, mua kỳ phiếu ngân hàng; mua cổ
phiếu; cho các công ty vay vốn; trực tiếp liên doanh
hoặc uỷ thác kinh doanh; kinh doanh bất động sản.
Trong đó, mua trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng
Chú trọng hoạt động đầu tư
Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế
(BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là các quỹ tiền
tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước.
Các Quỹ này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp
bằng tiền của các bên tham gia bảo hiểm nhằm chi trả
cho những cá nhân và gia đình tham gia bảo hiểm, khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc gặp phải rủi ro,
mất khả năng lao động hoặc mất việc làm…
Do đặc thù người tham gia bảo hiểm đóng phí
trong một thời gian dài và thường là rất lâu sau mới
được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu
trí, tuất...); đồng thời, số người tham gia đóng phí
và hưởng tại một thời điểm thường có chênh lệch
dương (đôi khi khá lớn) nên Quỹ BHXH tại một thời
điểm nhất định có số tiền kết dư lớn. Mặt khác, Quỹ
BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi
ro, như việc tính toán mức đóng - mức hưởng của đối
tượng không khoa học; những biến động xã hội đặc
biệt dẫn đến việc bội chi quỹ; bị giảm giá trị do lạm
phát thông thường, do lạm phát từ các cuộc khủng
hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và nước
ngoài tác động...
Trước thực trạng đó, đòi hỏi quỹ BHXH phải được
chú trọng đến hoạt động đầu tư tăng trưởng để tránh
bị bội chi. Sự quay vòng bảo toàn và tăng trưởng
Quỹ BHXH là một đặc trưng cơ bản của hoạt động
BHXH trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động đầu
tư quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trưởng giá trị
Quỹ BHXH là một yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm
bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của
chính sách BHXH trong việc bảo đảm an sinh xã hội
và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.
QUY ĐỊNHVỀ HOẠT ĐỘNGĐẦUTƯ
TỪQUỸBẢOHIỂMXÃHỘI,YTẾ,THẤTNGHIỆP
TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Ngày 28/4/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu
tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản
lý. Có hiệu lực từ ngày 16/6/2015, Nghị định 30/2016/NĐ-CP được đánh giá là đã đưa ra được
khung pháp lý quy định, đảm bảo an toàn, minh bạch và tăng trưởng các quỹ Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
•
Từ khóa: Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, đầu tư, phát triển, minh bạch, quỹ.