Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
41
- Cấu trúc vốn của DN với 3 biến đại diện là tỷ số nợ
(DA: tổng nợ/tổng tài sản), tỷ số nợ ngắn hạn (SDA: tổng
nợ ngắn hạn/tổng tài sản) và tỷ số nợ dài hạn (LDA: tổng
nợ dài hạn/tổng tài sản):
Các nghiên cứu của Abor
(2005), Ali và cộng sự (2011), Ahmad và các cộng sự
(2012) đã cho thấy rõ tác động cấu trúc đến giá trị DN.
Có nghiên cứu thì cho kết quả cấu trúc vốn tác động
cùng chiều; có nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại.
Tuy nhiên, đối với DN cổ phần niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) thì trong
giai đoạn từ năm 2008 đến 2014 đa phần đều tương
đối khó khăn, do tình hình khủng hoảng kinh tế trong
nước và thế giới kéo dài, lạm phát trong nước biến
động khó lường cũng như lãi suất đi vay cao... làm
cho tình hình tài chính tăng ngày càng căng thẳng, nên
bài viết đưa ra giả thuyết 1 là: cấu trúc vốn của DN
với biến đại diện là tỷ số nợ (DA), tỷ số nợ ngắn hạn
(SDA) và tỷ số nợ dài hạn (LDA) tác động tiêu cực (-)
đến giá trị DN.
- Quy mô DN:
Nghiên cứu của Ahmad và các cộng
sự (2012), Asiri và cộng sự (2014) đều cho kết quả
nghiên cứu là quy mô DN có tác động tích cực đến giá
trị DN. Và theo tác giả đưa ra giả thuyết 2 là: Quy mô
DN tác động tích cực (+) đến giá trị DN.
- Tài sản cố định hữu hình:
Với các DN phi tài chính
thì vai trò của tài sản cố định hữu hình chiếm vị trí
rất quan trọng trong việc tạo nên giá trị của DN. Theo
nghiên cứu của Sudiyatnon và các cộng sự (2012), kết
quả tài sản cố định hữu hình cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của DN và biến này tác
động ngược chiều với giá trị DN. Theo đó, bài viết đưa
Cơ sở lý thuyết
Theo nghiên cứu của Durand (1952), giá trị của
doanh nghiệp (DN) bị tác động bởi cấu trúc vốn của
chính DN đó. Tuy nhiên, theo lý thuyết cấu trúc vốn
của Modigliani và Miller thì trong trường hợp không
có thuế, giá trị DN không thay đổi cho dù cấu trúc vốn
có thay đổi; Trong trường hợp có thuế, thì giá trị DN
có sử dụng nợ bằng giá trị của DN không sử dụng nợ
cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Ngoài ra, lý thuyết
đánh đổi cấu trúc vốn nhằmmục đích giải thích vì sao
các DN thường được tài trợ một phần bằng nợ vay
và một phần bằng vốn chủ sở hữu. Vì vậy, giá trị DN
được xác định như sau:
Giá trị DN có sử dụng nợ vay = Giá trị DN không
sử dụng nợ vay + hiện giá của lá chắn thuế - hiện giá
của chi phí kiệt quệ tài chính.
Theo các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước như: Abor (2005), Carpentier (2006), Cheng và các
cộng sự (2010), Vy và cộng sự (2013), thì giá trị DN
được đại diện dựa trên giá trị sổ sách kế toán và tài
chính như ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) và
dựa trên giá trị thị trường như EPS (lợi nhuận trên mỗi
cổ phiếu) làm biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, cấu trúc
vốn được đo bằng 3 tỷ số, đó là tổng nợ trên tổng tài
sản (DA), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), tỷ
số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA).
Một số giả thuyết
Bài viết đưa ra các giả thuyết nhằm làm rõ sự tác
động của biến độc lập là cấu trúc vốn và các biến kiểm
soát đến giá trị DN. Cụ thể:
TÁC ĐỘNG CẤUTRÚC VỐNĐẾNGIÁ TRỊ
CÁC CÔNGTY PHI TÀI CHÍNH
ThS. VÕ MINH LONG
- Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
Đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp
nhưng những kết quả nghiên cứu hoàn toàn trái ngược nhau trong các điều kiện kinh tế khác nhau,
điển hình như: Cấu trúc vốn tác động cùng chiều với giá trị doanh nghiệp (Antwi và các cộng sự, 2012);
cấu trúc vốn có tác động vừa cùng chiều và vừa ngược chiều với giá trị doanh nghiệp (Ahmad và các
cộng sự, 2012). Trên cơ sở những nghiên cứu này, bài viết xemxét tác động của cấu trúc đến giá trị
doanh nghiệp trong giai đoạn bắt đầu khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Namnói riêng
(từ năm2008 đến 2014).
Từ khóa: Doanh nghiệp, cấu trúc vốn, công ty niêm yết, khủng hoảng kinh tế, phi tài chính.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...106
Powered by FlippingBook