TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
45
mại được phá vỡ, ưu đãi về thuế quan được mở ra
sẽ tác động mạnh mẽ lên dòng vốn đổ vào các quốc
gia có lợi thế về chi phí sản xuất trong khối.
Chile, Peru là các quốc gia có thế mạnh trong
ngành khai khoáng. Trước tác động của TPP trong
tương lai, nguồn vốn đầu tư FDI được dự đoán sẽ
đổ vào lĩnh vực này để nâng cao công nghệ sản xuất
cũng như đầu tư mở rộng nhằm tăng năng suất và
ổn định nguồn cung. Trong bối cảnh mà nhiều quốc
gia thành viên TPP đang ngày càng lệ thuộc thương
mại một cách đáng báo động vào Trung Quốc (nước
này chiếm 25% sản lượng khoáng sản xuất khẩu
của Chile và 36% tổng sản lượng xuất khẩu của
Australia) thì TPP sẽ là giải pháp cho bài toán hội
nhập, xoay trục thương mại, đa dạng hoá đối tác
để gia tăng tính độc lập của nền kinh tế đối với các
quốc gia này.
Với Việt Nam, khi chính thức ký kết hiệp định
TPP, đây sẽ là một bước ngoặc quan trọng nhằm
giúp Việt Nam tái cấu trúc lại các mô hình kinh tế
mới, phù hợp, tiến bộ và chuẩn hoá hơn khi muốn
mở rộng thương mại sâu sắc với các quốc gia thành
viên, và cả ngoài khu vực TPP. Ngoài ra, việc cam
kết tuân thủ các quy định xoay quanh vấn đề sở
hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, môi trường kinh
doanh… sẽ góp phần tạo nên một Việt Nam công
bằng hơn, thu hút hơn nguồn FDI từ khắp các quốc
gia khác trên thế giới. Bên cạnh ngành Dệt may, xuất
khẩu quần áo, thì ngành Công nghiệp gia công giày
dép và chế biến thuỷ hải sản sẽ là hai ngành mũi
nhọn, được hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định TPP.
Những sản phẩm đến từ hai ngành này hiện vẫn
đang được xuất siêu sang thị trường Mỹ và Canada,
là hai nước thành viên của TPP. Với việc giảm thiểu
và thậm chí có thể là loại bỏ thuế nhập khẩu ở các
quốc gia này nhờ vào hiệp định TPP, giá trị xuất
khẩu còn đạt được những thành tựu đáng kể hơn
nữa trong tương lai.
là Mỹ, Canada, Australia và Singapore nằm trong
top 10 quốc gia sở hữu lượng vốn FDI cao nhất thế
giới (theo UNCTAD, báo cáo xu hướng FDI, 2015).
Mặc dù vậy, Mỹ, Canada và Australia (thuộc nhóm
các quốc gia đã phát triển), đang chứng kiến một
sự sụt giảm nguồn FDI đi vào liên tục trong những
năm gần đây. Theo ước tính của UNCTAD, nguồn
FDI chảy vào các quốc gia đã phát triển giảm 14%,
tương đương 511 tỷ USD, so với năm 2013. Với tình
trạng suy giảm lượng FDI đi vào như hiện nay, dự
báo cho dù TPP chính thức có hiệu lực thì Mỹ và
Canada vẫn sẽ không thể trở thành một mảnh đất
đầu tư hứa hẹn.
- Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á:
Nhật
Bản và các quốc gia Đông Nam Á lại đang được
các chuyên gia đánh giá khá cao trong việc thu hút
nguồn FDI dồi dào từ khắp nơi trên thế giới. Cụ thể
là trong khối các nước đã phát triển, nguồn FDI của
Nhật Bản tăng lên đến 10 tỷ USD, vào năm 2014.
Đáng lưu ý là các quốc gia thuộc khu vực Đông
Nam Á, đặc biệt là Singapore có sự gia tăng mạnh
mẽ trong FDI. Có thể thấy, nguồn vốn FDI trên thế
giới đang dần chuyển hướng sang khu vực châu Á,
tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á. Nhờ nguồn nhân
công rẻ và dồi dào, các mảng đầu tư về công nghệ
chưa được khai thác hết mức, cộng với khối ngành
dịch vụ non trẻ chưa được phát triển đến mức tối
đa, Đông Nam Á dường như đang trở thành trung
tâm kinh tế mới, là một “mỏ vàng” đầy hứa hẹn cho
các nhà đầu tư, các công ty đa quốc gia muốn mở
rộng thị trường và là một xưởng gia công tập trung
lớn trên thế giới. Với một viễn cảnh tươi sáng như
vậy, sẽ không khó để dự đoán rằng hiệp định TPP
sẽ trở thành cơ sở cho các quốc gia thành viên thuộc
khu vực này càng thu hút nguồn FDI nhiều hơn nữa
từ khắp nơi trên thế giới. Sự chuyển dịch FDI vào
các quốc gia như Singapore, Việt Nam và Brunei
được dự báo sẽ trở nên dồi dào và đa dạng hơn, một
khi TPP được thông qua.
Những quốc gia như Việt Nam, Malaysia,
Mexico… với nguồn nhân công giá rẻ sẽ thu hút
được nhiều vốn đầu tư từ các quốc gia trong khối.
Cụ thể, Mexico, với mức lương lao động 7 USD/
giờ, rẻ hơn 5 lần so với Mỹ và Canada (vào khoảng
36 USD/giờ), chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối
với dòng vốn đầu tư FDI. Việt Nam, với mức giá
lao động rẻ khoảng 1 USD/giờ, thấp hơn hẳn so với
quốc gia trong khu vực và Trung Quốc, thậm chí
sẽ thu hút ngược dòng vốn FDI tháo chạy từ Trung
Quốc – quốc gia được xem là công xưởng sản xuất
của thế giới suốt một thập kỷ qua. Hơn nữa, khi
Hiệp định TPP được ký kết, các rào cản về thương
BẢNG 1: GIÁ TRỊ FDI VÀO, THEO CÁC KHU VỰC , 2012-2014 (tỷ USD)
Vùng/ Nền kinh tế 2012 2013 2014 Tốc độ tăng
2014-2013 (%)
Toàn thế giới
1324 1363 1260
-8
Nền kinh tế phát triển
590 594 511
-14
Châu Âu
310 225 305
36
Bắc Mỹ
213 302 139
-54
Nền kinh tế đang
phát triển
650 677 704
4
Đông Nam Á
116 127 151
19
Nền kinh tế chuyển đổi
84 92 45
-51
Nguồn: World Investment Report, United Nations UNCTAD