52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Thứ hai,
phù hợp với bản chất của lệ phí môn bài:
Trong chiến lược cải cách thuế xác định chuyển thuế
môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt
động kinh doanh hàng năm. Theo đó, lệ phí môn bài
được xác định là khoản lệ phí mà Nhà nước thu để
nhằm quản lý, kiểm kê, kiểm soát số lượng cơ sở có
hoạt động kinh doanh hàng năm, không phân biệt là
có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký kinh
doanh. Việc xác định bản chất của lệ phí môn bài như
trên vô cùng quan trọng, nó không phải là một khoản
thu mang tính chất thuế. Bởi vì, khác với thuế, lệ phí
môn bài mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp:
(i) Tính đối giá của lệ phí môn bài được thể hiện
là tổ chức, cá nhân phải trả một khoản tiền, khi nhận
được sự phục vụ của Nhà nước. Về bản chất, lệ phí
là một phần giá cả của dịch vụ hành chính công do
Nhà nước cung cấp. Bởi lẽ, về nguyên tắc, khoản
tiền (lệ phí) mà các tổ chức, cá nhân trả cho Nhà
nước là nhằm bù đắp lại một phần chi phí, để Nhà
nước tiến hành cung cấp dịch vụ (không nhằm mục
đích lợi nhuận).
(ii) Tính hoàn trả trực tiếp của lệ phí môn bài
được thể hiện là sau khi trả tiền (lệ phí) thì tổ chức,
cá nhân sẽ được Nhà nước phục vụ, hay nói khác
là một bên trả tiền còn một bên cung cấp dịch vụ.
Đây là quan hệ song vụ, mà việc nộp lệ phí môn bài
là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân với Nhà nước.
Còn thuế là khoản thu không mang tính đối giá,
không hoàn trả trực tiếp, tức là thuế không phải là
giá cả của hàng hóa dịch vụ cũng không phải hoàn
trả lại một lợi ích tương ứng với số tiền thuế đã nộp.
Về tên gọi “thuế môn bài” hay “lệ phí môn bài”
Kể từ ngày 1/1/2017, “thuế môn bài” được chính
thức được chuyển thành “lệ phí môn bài”. Việc
chuyển tên gọi như trên hoàn toàn phù hợp với
những lý do cụ thể sau:
Thứ nhất,
phù hợp với định hướng chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020: Thuế, phí, lệ
phí là nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN),
được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng
của mình. Việc đảm bảo những nguồn thu này có
ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia. Với ý nghĩa
quan trọng như vậy, để đảm bảo chính sách về phí, lệ
phí được xây dựng phù hợp với sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay, Chính
phủ đã ban hành Quyết định 732/QĐ-TTg ngày
17/5/2011 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống
thuế năm 2011-2020 với mục tiêu xây dựng hệ thống
chính sách thuế, phí, lệ phí thống nhất, công bằng,
minh bạch, hiệu quả, dễ hiểu nhằm thúc đẩy phát
triển sản xuất trong nước, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Việc chuyển thuế môn bài thành lệ phí môn bài
không những phù hợp với chiến lược cải cách thuế
mà còn tạo ra tính đồng bộ, thống nhất cho hệ thống
pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quản lý thu NSNN.
Đặc biệt, phù hợp với các quy định của Luật NSNN
năm 2015 nhằm tập trung kịp thời đầy đủ nguồn thu
từ phí, lệ phí vào NSNN. Bên cạnh, xác định đó là
khoản lệ phí để tiếp tục tăng cường phân cấp cho
chính quyền địa phương trong việc thu, quản lý, sử
dụng nguồn thu này một cách hiệu quả và hợp lý.
VÀI GÓP Ý VÀODỰTHẢONGHỊ ĐỊNH
VỀ LỆ PHÍ MÔNBÀI
ThS. NGÔ THỊ THU HÀ
- Học viện Ngân hàng
Thuế môn bài được chuyển thành lệ phí môn bài kể từ ngày 1/1/2017, khi Luật Phí, Lệ phí
chính thức có hiệu lực. Nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời hướng dẫn trong
triển khai các quy định của Luật Phí, lệ phí, ngày 04/3/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Công
văn 2897/BTC-CST về việc góp ý dự thảo Nghị định về lệ phí môn bài. Bài viết nêu ra một số ý
kiến góp ý vào dự thảo nhằm giúp các cơ quan liên quan hoàn thiện hơn trong quá trình soạn
thảo Nghị định lệ phí môn bài.
•
Từ khóa: Lệ phí môn bài, thuế môn bài, thuế, ngân sách nhà nước.