Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 56

58
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
và chu kỳ kinh tế vĩ mô là tăng cường lẫn nhau, thời
kỳ dòng vốn vào gắn với chính sách kinh tế vĩ mô
mở rộng, ngược lại, thời kỳ dòng vốn ra đi liền với
chính sách thu hẹp.
Tiếp nối những nghiên cứu trước đó, Alessia
& Tabellini (2008) tìm hiểu tại sao tính thuận chu
kỳ là phổ biến trong chính sách tài khóa đặc biệt ở
các nước đang phát triển bằng cách giải thích qua
một vấn đề mang tính chính trị, khi cho rằng tính
thuận chu kỳ được dẫn dắt bởi các cử tri. Từ dữ
liệu của khối nước OECD và ngoài khối, mô hình
xem xét thêm mối tương quan giữa tham nhũng,
vấn đề chính trị với chính sách tài khóa. Nghiên
cứu lý giải rằng, các cử tri có óc phân tích không
tin tưởng vào chính phủ tham nhũng, nếu họ quan
sát thấy có một sự đột biến thu nhập khả quan của
nền kinh tế, ngay lập tức họ sẽ yêu cầu chính phủ
cung cấp nhiều hàng hóa công hơn và cắt giảm thuế,
điều này gây ra khuynh hướng thuận chu kỳ trong
chính sách tài khóa. Họ lo sợ rằng, nếu không làm
như vậy thì nguồn lực của quốc gia sẽ bị lãng phí
cho những đặc lợi trong lĩnh vực chính trị. Nghiên
cứu cũng cho thấy, tính thuận chu kỳ của chính sách
tài khóa càng rõ rệt ở những nền dân chủ có nhiều
tham nhũng.
Ilzetzki & Végh (2008) dựa trên dữ liệu quý của
46 quốc gia giai đoạn 1960-2006, nghiên cứu chỉ ra
mối quan hệ nhân quả giữa tiêu dùng của chính phủ
và sản lượng đầu ra. Sử dụng các phương pháp kinh
tế lượng như: Biến công cụ, hệ phương trình đồng
thời, chuỗi thời gian, để chứng minh rằng, tính
thuận chu kỳ của chính sách tài khóa ở các nước
đang phát triển là sự thực chứ không phải hư cấu
như một số các quan điểm nghiên cứu khác. Một
phát hiện khá khác so với các nghiên cứu cùng chủ
đề đó là, các bằng chứng cũng cho thấy tính chu kỳ
của chính sách tài khóa tồn tại ở các quốc gia có mức
thu nhập bình quân cao.
Arze & cộng sự (2010) nghiên cứu tính chu kỳ
của các khoản chi tiêu công cho giáo dục, y tế tại 150
quốc gia gia đoạn 1987-2007, phát hiện các khoản
chi tiêu này là thuận chu kỳ tại các nước đang phát
triển và không theo chu kỳ tại các quốc gia phát
trường dẫn tới nền kinh tế phải trải qua các đỉnh,
đáy suy thoái trước khi đạt mức hiệu quả và chính
sách tài khóa, tiền tệ là các sốc có ảnh hưởng lớn tới
diễn biến kinh tế.
Dưới góc nhìn hai trường phái kinh tế trên thì
tính chu kỳ của nền kinh tế là một thực tế khách
quan bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đặc biệt, trong 2 thập kỷ vừa qua, hầu hết các quốc
gia đều hứng chịu tính chu kỳ kinh tế qua cuộc
khủng hoảng năm 1997 và năm 2008, cái bóng lờ
mờ của khủng hoảng vẫn còn lẩn khuất đâu đó rất
gần với bất kỳ quốc gia nào. Chu kỳ kinh tế vẫn là
trung tâm của tranh luận trong chính sách kinh tế
vĩ mô. Do đó, các nhà kinh tế vẫn tiếp tục nghiên
cứu để dự báo và hạn chế được khủng hoảng cũng
như tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế,
cũng như tìm hiểu công cụ chính sách tài khóa, tiền
tệ nào sẽ được các chính phủ thực thi nhằm điều tiết
biến động kinh tế theo một chu kỳ hẹp, ổn định hơn.
Các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa chu kỳ kinh tế và chính sách tài khóa
Gavin & Perotti (1997) khi nghiên cứu hiệu quả
chính sách tài khóa tại 13 quốc gia thuộc Mỹ latinh,
là những người đầu tiên chỉ ra rằng, chính sách tài
khóa ở các nước này là thuận chu kỳ. Nguyên nhân
có liên quan đến “hiệu ứng tham lam” , dẫn tới sự
méo mó về chính trị bởi các nhóm lợi ích trong chính
phủ đưa ra các quyết định chi tiêu nhiều hơn khi nền
kinh tế nở rộ. Dựa trên mẫu của 56 quốc gia, nghiên
cứu của Talvi & Végh (2005) cho rằng, đây không
phải là hiện tượng đặc thù của Mỹ Latinh, chính
sách tài khóa thuận chu kỳ dường như là thông lệ
trong khối các nước đang phát triển, còn tại nhóm
các nước G7 (các nước có nền công nghiệp phát triển
hàng đầu) thì chính sách tài khóa là ngược chu kỳ.
Nghiên cứu cho rằng, sự khác biệt này có thể bắt
nguồn từ thực tế, khi cơ sở thuế ở các nước đang
phát triển biến động lớn hơn rất nhiều so với nhóm
nước G7.
Kaminsky & cộng sự (2005) nghiên cứu trên mẫu
104 quốc gia giai đoạn 1960-2003 về tính chu kỳ của
dòng vốn vào, chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ đã đưa tới một số kết luận:
- Các dòng vốn vào có tính thuận chu kỳ tại các
nước OECD và các nước đang phát triển.
- Chính sách tài khóa và tiền tệ có tính thuận
chu kỳ đối với hầu hết các nước đang phát triển và
đặc biệt rõ rệt tại các nước có thu nhập trung bình
cao. Đối với các nước OECD thì chính sách tiền tệ là
nghịch chu kỳ.
- Ở các nước đang phát triển, chu kỳ dòng vốn
Chu kỳ kinh tế khiến chúng ta có cảm giác sự
thăng trầm xảy ra đều đặn có thể dự báo được.
Trên thực tế, nó diễn ra không đều đặn và khó
có thể dự báo. Không có hai chu kỳ kinh tế nào
hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công
thức hay phương pháp nào dự báo chính xác
thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...106
Powered by FlippingBook