TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
59
thăng trầm xảy ra đều đặn có thể dự báo được. Trên
thực tế, nó diễn ra không đều đặn và khó có thể
dự báo. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn
giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương
pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của
các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy, chu kỳ kinh tế,
đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực
công lẫn tư đều gặp khó khăn. Phát hiện pha suy
thoái, sử dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để
can thiệp phù hợp vẫn đang là bài toán khó giải của
các nhà kinh tế. Paul Krugman, nhà kinh tế học đạt
giải Nobel năm 2008 đã nhận xét trong bài viết nổi
tiếng của mình như sau: “Hầu như chắc chắn là các
nhà kinh tế sẽ phải học cách sống chung với sự hỗn
loạn. Tức là họ sẽ phải thừa nhận tầm quan trọng
của những hành vi bất hợp lý và không đoán trước
được, đối diện với sự không hoàn hảo mang tính cố
hữu của thị trường và chấp nhận rằng, còn lâu mới
có một môn lý thuyết kinh tế học có thể bao quát
được mọi vấn đề” (Krugman, 2009).
Do vậy, sẽ không có một mô thức, một lý thuyết
chuẩn tắc để tìm kiếm sự tăng trưởng chung cho các
quốc gia, bởi các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng
ở mỗi nước như thể chế, điều kiện địa lý, trình độ
nhân lực, cơ sở hạ tầng là khác nhau. Tuy nhiên, từ
những số liệu và bằng chứng thực nghiệm trong quá
khứ, khi quan sát chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế
công nghiệp phát triển, các nhà nghiên cứu phát hiện
ra hiện tượng pha suy thoái ngày càng ngắn về thời
gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một
trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ
các nước này đã sử dụng tốt hơn lý thuyết về kinh
tế vĩ mô, với sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ tùy theo chu kỳ kinh tế để có thể
ngăn chặn, hoặc hạn chế bớt một cuộc suy thoái –
một kinh nghiệmmà các quốc gia đang phát triển cần
nghiên cứu, vận dụng cho mình.
Tài liệu tham khảo:
1. Afonso, A., & Jalles, J. T. (2013). The cyclicality of education, health, and
social security government spending. Applied Economics Letters, 20(7),
669-672;
2. Alesina, A., Campante, F. R., & Tabellini, G. (2008). Why is fiscal policy often
procyclical?. Journal of the european economic association, 6(5), 1006-
1036;
3. Ilzetzki, E., & Végh, C. A. (2008). Procyclical fiscal policy in developing coun-
tries: Truth or fiction? (No. w14191). National Bureau of Economic Research;
4. Kaminsky, G. L., Reinhart, C. M., & Végh, C. A. (2005). When it rains, it
pours: procyclical capital flows and macroeconomic policies. In NBER
Macroeconomics Annual 2004, Volume 19 (pp. 11-82). MIT Press;
5. Krugman, P. (2009). How did economists get it so wrong?. New York Times,
2(9), 2009.
triển. Tuy nhiên, hai khoản chi tiêu này là theo kiểu
không đối xứng khi chúng mang tính thuận chu kỳ
vào thời kỳ “good times” và không theo chu kỳ vào
thời kỳ “bad times”. Cũng nghiên cứu về chi tiêu
công cho giáo dục, y tế và bảo hiểm xã hội, Afonso
& Jalles (2013) sử dụng dữ liệu bảng phân tích cho
các quốc gia phát triển và các nền kinh tế mới nổi
lại tìm thấy tính không theo chu kỳ ở những khoản
chi tiêu này, nhưng nghiên cứu cũng đã tìm ra bằng
chứng cho thấy, có tính ngược chu kỳ của khoản chi
bảo hiểm xã hội tại khối quốc gia thuộc OECD.
Chính sách tài khóa trong điều hành kinh tế vĩ mô
Nhìn từ góc độ chính sách, ý nghĩa của những
phát hiện từ các nghiên cứu thực nghiệm trên có
vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong việc
áp dụng chính sách tài khóa mở rộng hay thắt chặt
một cách hợp lý nhất. Có thể thấy, trong khi chính
sách kinh tế vĩ mô tại các nước phát triển đa phần
nhằm mục tiêu bình ổn chu kỳ kinh tế, với việc thi
hành chính sách tài khóa nghịch chu kỳ nhằm tích
lũy trong giai đoạn tăng trưởng. Ngược lại, như
Kaminsky & cộng sự (2005) nhận định chính sách
kinh tế vĩ mô tại các nước đang phát triển xem ra
lại càng tăng cường hơn nữa cho chu kỳ kinh tế,
khiến cho “những ngày nắng nóng càng trở lên
thiêu đốt hơn, và những ngày mưa càng lầy lội
hơn”. Để bắt kịp các nước phát triển, các nền kinh
tế mới nổi thường đẩy mạnh đầu tư, chi tiêu công
nhất là lúc kinh tế vào giai đoạn phục hồi. Tornell &
Lane, 1999 cho rằng, một trong những nguyên nhân
là do các nước này mắc phải “hiệu ứng tham lam”,
khi nền kinh tế đang tăng trưởng, chính phủ, đặc
biệt là chính quyền địa phương muốn chi tiêu nhiều
hơn với tâm lý ngân sách đang rủng rỉnh. Tâm lý
này không nằm ngoài tính chu kỳ kinh doanh của
khu vực tư nhân. Khi kinh tế nở rộ, họ sẵn sàng vay
mượn để chi đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng cho
thị trường. Rủi ro gặp cú sốc khiến đà tăng trưởng
chững lại, giảm sút, khu vực tư sẽ cắt giảm chi tiêu,
thu hẹp sản xuất, thậm chí chấp nhận phương án
phá sản nếu không cầm cự được trong giai đoạn suy
thoái. Chính phủ có chấp nhận bài toán giống khu
vực tư không. Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vai
trò của chính phủ nhằm duy trì sự ổn định kinh tế
vĩ mô là hết sức cần thiết đối với cả nền kinh tế phát
triển và đang phát triển. Vì thế, trong quá trình suy
thoái hay tăng trưởng nóng chính phủ cần vận dụng
chính sách tài khóa một cách phù phù hợp, đúng
thời điểm, từ đó mới có thể đạt được mục tiêu điều
hành kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Chu kỳ kinh tế khiến chúng ta có cảm giác sự