Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
53
kinh tế phải nộp thuế môn bài nhưng không liệt kê
loại hình công ty hợp danh. Việc liệt kê là không cần
thiết, bởi Luật Doanh nghiệp 2014 đã nêu rõ, doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Do vậy,
chỉ cần quy định như Điều 2 dự thảo Nghị định về
lệ phí môn bài là đầy đủ.
Thứ hai,
đối tượng không nộp thuế môn bài:
Khoản 4, Điều 3 dự thảo Nghị định về lệ phí môn
bài bổ sung đối tượng không nộp thuế môn bài “văn
phòng đại diện không có hoạt động sản xuất kinh
doanh”. Đây là một điểm mới của dự thảo Nghị
định so với nghị định 72/2002/NĐ-CP hiện hành và
cũng rất phù hợp với thực tế hiện nay, bởi lẽ văn
phòng đại diện là đơn vị trực thuộc của công ty
(thương nhân) được thành lập theo quy định của
pháp luật, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho
lợi ích của công ty; mặt khác, văn phòng đại diện
của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam còn được
thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại
mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, về cơ bản văn
phòng đại diện là không được thực hiện hoạt động
kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trừ trường hợp
được pháp luật cho phép. Những văn phòng đại
diện nào được pháp luật cho phép thực hiện hành
vi thương mại thì phải chịu lệ phí môn bài. Bởi lẽ,
bản chất của lệ phí môn bài là kiểm đếm số lượng
cơ sở kinh doanh hàng năm, những văn phòng đại
diện nào không được pháp luật cho phép tiến hành
hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, thì
sẽ không phải nộp lệ phí môn bài.
Về mức thu lệ phí môn bài
Mức thu hiện hành đối với tổ chức kinh tế là 4
mức (từ 1 triệu đến 3 triệu) căn cứ dựa trên số vốn
đăng ký thành lập; hoặc là 6 mức đối với cá nhân
kinh doanh (hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân)
(từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng).
Thứ nhất,
theo Điều 4 của dự thảo Nghị định về
lệ phí môn bài, thì mức lệ phí môn bài đối với tổ
chức kinh tế có vốn đăng ký từ 10 tỷ trở lên sẽ tăng
từ 1,7 đến hơn 3 lần (từ 3 triệu tăng lên 5 triệu đối
với số vốn là từ 10 tỷ đến dưới 100 tỷ; từ 3 triệu
lên 10 triệu đối với số vốn trên 100 tỷ). Về vấn đề
này, bài viết cho rằng: Lệ phí môn bài là khoản thu
nhằm kiểm đếm số cơ sở có hoạt động kinh doanh.
Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá
nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung
cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà
nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban
hành kèm theo Luật này. Như vậy, lệ phí môn bài
Việc trả lại tên cho lệ phí môn bài không những
phù hợp với lộ trình cải cách thuế mà còn đúng với
bản chất vốn có của nó. Đó chính là giá cả của dịch
vụ hành chính công, do Nhà nước cung cấp nhằm
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, là
kiểm đếm số cơ sở kinh doanh hàng năm.
Về đối tượng nộp lệ phí môn bài
và không nộp lệ phí môn bài
Thứ nhất,
đối tượng nộp lệ phí môn bài: Bản chất
của lệ phí môn bài là khoản thu để nhằm kiểm kê
số lượng cơ sở có hoạt động kinh doanh hàng năm.
Tức là, cơ sở đó chỉ cần có hoạt động kinh doanh
thì phải nộp lệ phí môn bài, không phân biệt có hay
không đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước.
Dựa trên bản chất của khoản thu này, Điều 2 dự
thảo Nghị định về lệ phí môn bài quy định, các chủ
thể phải nộp các khoản phí này rất rộng, phân chia
thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, có hoạt động kinh
doanh và bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, đó
là các doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân (trong và
nước ngoài) thành lập. Nhóm thứ hai, có hoạt động
kinh doanh nhưng tùy vào từng ngành nghề kinh
doanh có thể phải, hoặc không phải đăng ký kinh
doanh, đó là các cá nhân kinh doanh (gồm: hộ gia
đình, nhóm cá nhân, cá nhân). Việc quy định các đối
tượng như vậy là phù hợp, bởi những lý do sau đây:
(1) Các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp
luật. Ở Việt Nam kinh doanh được tổ chức dưới các
hình thức công ty, cá nhân kinh doanh, hợp tác xã.
Do vậy, không thể quy định một chủ thể này phải
gánh vác nghĩa vụ này mà không quy định cho chủ
thể khác cũng phải gánh vác nghĩa vụ đó với cùng
một điều kiện, hoàn cảnh;
(2) Có ý kiến cho rằng, việc quy định như Điều
2 dự thảo Nghị định về lệ phí môn bài là thiếu chủ
thể hợp tác xã, tuy nhiên “hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân do ít
nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác
tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh” và “trước khi hoạt động, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền”. Như vậy, hợp tác xã cũng là một tổ chức
kinh tế, cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh và
phải đăng ký thành lập (liên hợp hợp tác xã, hợp tác
xã tín dụng, thì đăng ký tại Sở kế hoạch và đầu tư;
hợp tác xã thì đăng ký tại phòng Tài chính - kế hoạch
cấp Huyện), do vậy, hợp tác xã đã thuộc quy định
theo nhóm thứ nhất, như quy định của dự thảo;
(3) Nghị định 72/2002/NĐ-CP quy định “các
tổ chức kinh doanh nộp thuế môn bài”, tuy nhiên
trong các Thông tư hướng dẫn có liệt kê các tổ chức
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...106
Powered by FlippingBook