Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
47
hiện trong các giả định của mô hình như: Thực tế thị
trường vốn không hoàn hảo và luôn tồn tại chi phí
đại diện (agency cost) trong quản trị DN .
Lý thuyết về các lợi ích bù trừ
Để hoàn thiện lý thuyết M&M bằng cách loại
bỏ dần các giả định, một số nghiên cứu sau này đã
đưa chi phí khốn khó tài chính và chi phí quản lý
đại diện vào nghiên cứu. Trong đó, đáng kể có các
nghiên cứu của Kraus (1973), Jensen và Meckling
(1976), Miller (1977), DeAngelo và Masulis (1980),
Myer (1977, 1984) và nhiều nghiên cứu khác.
Kraus và Litzenberger (1973) là một trong những
nhà nghiên cứu đầu tiên chính thức đề cập đến vấn
đề lý thuyết về các lợi ích bù trừ, thông qua kết
luận: giá trị thị trường của một công ty có vay nợ
bằng giá trị của công ty khi không vay nợ, cộng
với giá trị của lá chắn thuế trừ đi phần giá trị bằng
thuế suất thuế thu nhập DN nhân với hiện giá của
chi phí phá sản. Điều này có nghĩa là lợi ích của lá
chắn thuế sẽ được bù lại bằng các thiệt hại nếu việc
phá sản xảy ra.
Bradley và cộng sự (1984) cũng đưa ra kết luận
rằng giá trị của một DN có quan hệ ngược chiều với
các chi phí có liên quan (related cost) đến việc gia
tăng cấu trúc vốn. Tương tự Myers (1977), cũng đưa
ra lý luận về chi phí phá sản trong nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, ông cho rằng
chi phí này làm trì hoãn việc vay mượn của các DN
Tổng quan lý thuyết về cấu trúc vốn
Mặc dù, đến nay vẫn chưa có một khái niệm
chính thức về cấu trúc vốn nhưng về bản chất, các
nghiên cứu đều đề cập đến cấu trúc vốn là tỷ lệ
tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay của
doanh nghiệp (DN). Tài liệu Tài chính DN của Ross
(2002), cũng chỉ đề cập đơn giản là tỷ lệ giữa nợ và
vốn chủ sở hữu. Trong nghiên cứu này, cấu trúc vốn
được hiểu là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của DN.
Lý thuyết của Modigliani và Miller
Lý thuyết cơ bản nhất về cấu trúc vốn có thể kể
đến là lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M)
trong các nghiên cứu năm 1958 và năm 1963. Trong
nghiên cứu năm 1958, trường hợp giả định rằng,
không có thuế thu nhập DN (TNDN), quan điểm
của lý thuyết M&M cho rằng cấu trúc vốn không
có ảnh hưởng gì đến giá trị của công ty hoặc công
ty không có cách nào để gia tăng giá trị bằng cách
thay đổi cấu trúc vốn. Năm 1963, bằng việc đưa
thuế TNDN vào mô hình nghiên cứu, lý thuyết
M&M 1963 đã kết luận: Trong điều kiện có thuế
TNDN, giá trị của công ty có vay nợ bằng giá trị
của công ty không có vay nợ cộng với hiện giá của
“lá chắn thuế”.
Tóm lại, nghiên cứu của M&M đã chỉ ra rằng, có
mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị của DN. Tuy
nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế thể
CÁC NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNGĐẾN CẤUTRÚC VỐN CỦA
DOANHNGHIỆPCÔNGNGHIỆP:NGHIÊNCỨUTỪMÔHÌNHGMM
ThS. PHAN THANH HIỆP
– Đại học Ngoại thương
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề cấu trúc vốn đối với doanh nghiệp thuộc
nhóm ngành xuất công nghiệp. Hầu như các nghiên cứu đều sử dụng dữ liệu bảng và phương
pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên
(REM) để khảo sát, sau đó sử dụng kiểm định Hausman để kết luận. Các nghiên cứu này rất khó
khắc phục phương sai sai số và tồn tại hiện tượng nội sinh trong mô hình, trong khi, ảnh hưởng
của cấu trúc vốn lên khả năng sinh lời là ảnh hưởng hai chiều. Do đó, phương pháp ước lượng
GMM có thể là giải pháp để khắc phục những tồn tại trên. Bài viết xác định hướng tác động của các
nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu
gồm 95 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013.
Từ khóa: Cấu trúc vốn, doanh nghiệp, công nghiệp, chủ sở hữu, vốn vay.
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...106
Powered by FlippingBook