Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 58

60
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
đoạn khủng hoảng 2008-2014, nâng tỷ lệ nợ/GDP
lên 133,11% trong năm 2015 (từ mức đáy trước
khủng hoảng là 100% năm 2007). Theo dự báo của
Uỷ ban châu Âu, tỷ lệ nợ của Italia dự kiến sẽ
giảm nhẹ còn 132,4% năm 2016, 130,6% năm 2017
và đến năm 2020 còn khoảng 120%. Sự phục hồi
này một phần là nhờ những cải thiện về hiệu quả
kinh tế (tăng trưởng kinh tế Italia tăng từ mức
-0,4% năm 2014 lên 0,8% năm 2015 và dự kiến đạt
1,4% năm 2016) cùng với sự giảm sút về lãi suất
trả nợ. Ngoài ra, sự thay đổi về cấu trúc kỳ hạn
theo hướng tăng dần các trải phiếu chính phủ dài
hạn (kỳ hạn nợ công Italia tăng lên khoảng 6,5%
vào thời điểm cuối năm 2015) cùng với những cải
cách về chính sách lương hưu, đã góp phần cải
thiện vấn đề nợ công của Italia theo hướng ngày
càng bền vững hơn.
So với mức nợ công năm 2014 là 130,2%, năm
“Bức tranh” nợ công khu vực châu Âu
Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu
(Eurostat), năm 2015, nợ chính phủ của khu vực
đồng Euro giảm còn 93,5% GDP so với mức 94,5%
GDP năm 2014, đây là dấu hiệu khả quan đầu tiên từ
sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 trở lại đây.
Nhiều nước châu Âu vẫn có nợ công cao hơn
rất nhiều so với mức tham chiếu 60% GDP của
quy định trong Hiệp ước Maastricht. Hy Lạp
vẫn duy trì tỷ lệ nợ cao nhất khu vực châu Âu
(196,95%), chỉ sau Nhật Bản (quốc gia có tỷ lệ nợ
công cao nhất thế giới – 245,9% năm 2015). Tiếp
theo là Italia (133,11%), Bồ Đào Nha (127,8%), Bỉ
(106,75%), Cyprus (106,37%), Ireland (100,63%, Tây
Ban Nha (98,6%). Trong khi đó, các nước Estonia,
Luxembourg, Bulgaria vẫn duy trì được khoản nợ
công thấp dưới 30% GDP.
Hy Lạp vẫn được gọi là “tâm bão” của nợ công.
Tuy nhiên, mối đe dọa Hy Lạp rời khỏi khu vực
đồng tiền chung Euro đã tạm thời lắng dịu, khi
ECB tăng cường các chương trình kích thích kinh
tế đối với quốc gia này. Theo dự báo của IMF, gói
cứu trợ cần thiết để trang trải nhu cầu tài chính của
Hy Lạp từ tháng 6/2015 đến cuối năm 2018 lên đến
60 tỷ Euro và phải đến năm 2020 tỷ lệ nợ công Hy
Lạp mới có thể ổn định hơn ở mức dưới 110% GDP.
Đối với Italia, nợ công cao vẫn là một nguyên
nhân dẫn đến sự tổn thương đối với nền kinh tế
trong thời gian qua. Tỷ lệ nợ công tăng trung bình
4,7 điểm phần trăm của GDP mỗi năm trong giai
TRIỂNVỌNGNỢ CÔNG CHÂUÂU
VÀMỘT SỐGỢI Ý CHÍNH SÁCH CHOVIỆT NAM
ThS. LÊ THỊ MINH NGỌC
- Học viện Ngân hàng
Cuộc khủng hoảng nợ công để lại nhiều khó khăn cho khu vực châu Âu trong những năm qua đã có
dấu hiệu hạ nhiệt và đang có nhiều chuyển biến tích cực sau những nỗ lực giải cứu của Ngân hàng
Trung ương châu Âu - ECB, Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF cùng các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của
chính phủ các quốc gia từng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ. Châu Âu đã thực sự thoát khỏi
khủng hoảng nợ hay vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ đến khả năng phục hồi kinh tế trong
thời gian tới? Bài viết đánh giá tình hình nợ công khu vực châu Âu, qua đó đề xuất một số gợi ý
chính sách đối với thực trạng quản lý nợ công Việt Namhiện nay.
Từ khóa: Châu Âu, nợ công, kinh tế, chính sách, quản lý.
NỢCHÍNH PHỦKHUVỰC EU SOVỚI GDP GIAI ĐOẠN2006 -2015 (%)
Nguồn:www.tradingeconomics.com
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...106
Powered by FlippingBook