Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 61

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
63
Trung Quốc và một số nền kinh tế đang nổi; Biến
động khó lường của thị trường tài chính quốc tế;
biến động tỷ giá khiến các nước có tỷ lệ nợ nước
ngoài cao dễ tổn thương; chủ nghĩa bảo hộ gia
tăng khi nhiều nước tiếp tục tăng cường áp dụng
các biện pháp hạn chế thương mại.
Hai là,
nỗi ám từ nền kinh tế mới nổi. Hiện
nay, do giá nhiên liệu và hàng hóa thấp, nhu cầu
tiêu dùng giảm, những quốc gia mới nổi từ Trung
Quốc, Nga, Brazil đều ghi nhận một tốc độ tăng
trưởng chậm dần đều. IMF còn tỏ ra bi quan hơn
về triển vọng tăng trưởng nhiều nền kinh tế mới
nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia
phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu.
Ba là,
thế giới đối mặt với nhiều rủi ro hơn từ
yếu tố địa chính trị, ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế toàn cầu. Bộ phận tình báo kinh tế (EIU)
của Tạp chí Nhà kinh tế (Anh) nhận định kinh
tế - xã hội ở các nước phụ thuộc xuất khẩu dầu
có thể bất ổn kéo dài do giá dầu thấp; các cú sốc
địa - chính trị, xung đột, chủ nghĩa khủng bố, dịch
bệnh, khủng hoảng di cư nếu không được kiểm
soát tốt sẽ tác động mạnh đến hoạt động kinh tế
toàn cầu. Đáng lưu ý, lần đầu tiên EIU đưa căng
thẳng ở Biển Đông vào danh sách các rủi ro đối
với kinh tế thế giới trong năm 2016, tuy rủi ro này
có xác suất thấp nhưng có tác động lớn, nhất là
đối với liên kết kinh tế khu vực, có thể làm gián
đoạn dòng thương mại toàn cầu.
Trước những thách thức của nền kinh tế toàn
cầu, IMF khuyến nghị các nước cần có chính sách
hỗ trợ tăng trưởng mạnh hơn, kết hợp tối ưu tổ
hợp chính sách cải cách cơ cấu, tài khóa và tiền
tệ. IMF khuyến nghị các nước xuất khẩu dầu cần
có kế hoạch ngân sách thích ứng với bối cảnh giá
dầu thấp, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo hướng
đa dạng hơn; có chính sách tiền tệ linh hoạt để hỗ
trợ tăng trưởng. Với các nước nhập khẩu dầu, cần
tranh thủ nguồn tiết kiệm ngân sách từ giá dầu
thấp để hỗ trợ tăng trưởng thông qua thúc đẩy cải
cách cơ cấu, tăng chi an sinh xã hội, phát triển năng
lượng mới và cơ sở hạ tầng.
Tài liệu tham khảo:
1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu tháng 4/2016;
2. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Báo cáo tình hình kinh tế tháng 4 và
4 tháng đầu năm 2016;
3. Trung tâm Nghiên cứu BIDV, Báo cáo Kinh tế vĩ mô tháng 5/2016 và một
số đề xuất kiến nghị;
4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, IMF tiếp tục hạ triển vọng kinh tế toàn
cầu, tháng 4/2016.
năm trước, mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm
qua nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu (2%) và dự
báo sẽ ổn định trong các tháng còn lại của năm.
Trong báo cáo công bố ngày 27/5, Bộ Thương mại
Mỹ cho biết, GDP quý I của nước này đạt 0,8%, so
với mức dự báo 0,5% đưa ra hồi tháng trước. Tuy
nhiên, tốc độ tăng GDP trong quý đầu năm 2016
vẫn là mức thấp nhất trong vòng một năm qua và
thấp hơn mức dự báo 0,9% của giới chuyên gia,
đồng thời cho thấy vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn
đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới, đặc biệt trong
khu vực sản xuất.
Dự báo những thách thức
Một là,
xu hướng đi xuống của kinh tế toàn
cầu. Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới
năm 2016 của IMF hạ tăng trưởng kinh tế thế giới
xuống mức 3,2% trong năm 2016 (giảm 0,2% so
với dự báo tháng 1/2016) và 3,5% trong năm 2017
(giảm 0,1% so với dự báo tháng 1/2016). IMF nhận
định kinh tế thế giới dường như đang bước vào
thời kỳ “trầm lắng” mới với “tăng trưởng chậm
kéo dài”. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
cũng đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn
cầu năm 2016 xuống 2,8% (trước đó dự báo tăng
3,9%) và đây có thể là năm thứ 5 liên tiếp tăng
dưới 3%. WTO cho rằng các rủi ro đối với thương
mại toàn cầu gồm: Suy giảm tăng trưởng của
TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU (% SO VỚI NĂM TRƯỚC)
2015 2016 2017
GDP toàn cầu
3,1
3,2
3,7
Các nước phát triển
1,9
1,9
2,0
Mỹ
2,4
2,4
2,5
Khu vực đồng Euro
1,6
1,5
1,6
Đức
1,5
1,5
1,6
Pháp
1,1
1,1
1,3
Italy
0,8
1,0
1,1
Tây Ban Nha
3,2
2,6
2,3
Nhật Bản
0,5
0,5
-0,1
Anh
2,2
1,9
2,2
Các nước đang phát triển
4,0
4,1
4,6
Các nước đang phát triển châu Á
6,6
6,4
6,3
Trung Quốc
6,9
6,5
6,2
Ấn Độ
7,3
7,5
7,5
ASEAN 5*
4,7
4,8
5,1
ASEAN 5*: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam
Nguồn: IMF tháng 4/2016
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...106
Powered by FlippingBook