Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 66

68
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
vốn ODA như đối thoại trực tiếp đã tổ chức các hội
nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ đã thu hút các nhà
tài trợ đồng hành cùng với sự nghiệp đổi mới của đất
nước và cam kết dành hỗ trợ vốn ODA cho ASXH.
Sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng
các nhà tài trợ rõ ràng và có mối quan hệ 2 chiều, đã
góp phần tạo niềm tin và khuyến khích các nhà tài
trợ tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở
Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy, cam kết cung cấp vốn
ODA năm sau luôn cao hơn năm trước cùng với đội
ngũ đông đảo các nhà tài trợ. Tuy nhiên, một bộ phận
cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ
vai trò và bản chất của ODA cho mục tiêu đảm bảo
ASXH, dẫn đến việc không chú ý yêu cầu về hiệu quả
sử dụng vốn ODA, chưa xác định được các ưu tiên
đầu tư và ưu tiên thu hút vốn ODA đối với mục tiêu
đảm bảo ASXH, kéo theo thiết kế của một số chương
T
heo Báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và
Xã hội, Việt Nam đã đạt được những kết quả
khả quan trong việc thực hiện mục tiêu an sinh
xã hội (ASXH), cụ thể: Tổng nguồn tài chính dành
cho ASXH từ năm 2000 đến nay là trên 830 nghìn tỷ
đồng, trong đó, ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng
500 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 50%; tổng chi cho
ASXH tăng bình quân 23,8%/năm, trong đó, NSNN
tăng bình quân 21,6%. Trong đó, số vốn ODA đã giải
ngân cho lĩnh vực ASXH từ năm 2000 đến nay đạt
khoảng 160 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng đầu tư
cho lĩnh vực ASXH.
Bên cạnh những đóng góp to lớn của nguồn vốn
ODA cho phát triển ASXH, vẫn còn tồn tại những
hạn chế, thiếu hiệu quả trong việc thu hút, quản lý
và sử dụng vốn ODA làm ảnh hưởng đến khả năng
huy động nguồn vốn này trong tương lai. Do đó, việc
xác định và xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng
tới thu hút vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và thực hiện các mục tiêu đảm bảo ASXH
nói riêng là vô cùng quan trọng.
Những tác động khách quan
Thực tế cho thấy, việc cung cấp vốn ODA của
nước giàu dành cho nước nghèo đều đi kèm với
những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế, chính trị
nhất định nào đó, do đó, hiệu quả thu hút vốn ODA
nhằm đảm bảo ASXH cũng chịu sự chi phối và tác
động của các nhân tố kinh tế, chính trị từ phía các
nhà tài trợ.
Tại Việt Nam, thông qua nhiều hình thức thu hút
YẾUTỐTÁC ĐỘNGTỚI THUHÚT VỐNODA
VÀOTHỰC HIỆNMỤC TIÊUAN SINH XÃHỘI
ThS. NGUYỄN TẤN VŨ
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát
triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh những đóng
góp to lớn của nguồn vốn ODA nhằm đảm bảo an sinh xã hội, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu
hiệu quả trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA làm ảnh hưởng đến khả năng huy động
nguồn vốn này trong tương lai. Do đó, việc xác định và xây dựng được các nhân tố ảnh hưởng tới
thu hút vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện các mục tiêu đảm bảo an
sinh xã hội nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng.
Từ khóa: ODA, nguồn vốn, an sinh xã hội, tài chính.
TÌNH HÌNHTHU HÚT ODA GIAI ĐOẠN 1993 – 2015 (Tỷ USD)
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...106
Powered by FlippingBook