64
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Trong vụ bê bối này, châu Âu thực sự trở thành tâm
điểm chú ý khi nhiều cá nhân, thậm chí nguyên thủ
bị coi là có dính líu tới nhiều vụ gian lận tài chính
và trốn thuế. Theo hãng tin AFP, các doanh nghiệp
đã sử dụng những phần lãnh thổ của Anh ở nước
ngoài để trục lợi, thường là dưới vỏ bọc những công
ty bình phong với các chủ sở hữu nặc danh. Thống
kê cho thấy, có khoảng 310.000 công ty bình phong
sở hữu khoảng 240 tỷ USD ở dạng bất động sản tại
Anh, 10% trong đó liên quan tới Mossack Fonseca.
Ngoài ra, nhìn lại thời gian qua, có thể thấy rộ
lên một số nghi án trốn thuế của các tập đoàn lớn tại
một số nước châu Âu. Đáng chú ý là tại Thụy Điển,
hãng bán lẻ đồ nội thất IKEA (Thụy Điển) mới đây
bị cáo buộc đã gian lận khoảng 1 tỷ Euro tiền thuế
trong vòng 6 năm. Tại Italy, gần 15 tỷ euro là số
tiền trốn thuế kỷ lục trong năm 2015 vừa được cơ
quan thuế nước này truy thu. Italy cũng đang điều
tra Tập đoàn tín dụng Credit Suisse vì cáo buộc liên
quan tới việc chuyển 14 tỷ Euro ra các tài khoản ở
nước ngoài để gian lận thuế. Năm 2015, Tập đoàn
dược phẩm AstraZeneca của Anh cũng đã bị điều
tra vì đã không đóng đồng tiền thuế nào nhờ tất cả
lợi nhuận (khoảng 3 tỷ bảng Anh), đều được thực
hiện thông qua một công ty bình phong đặt tại Hà
Lan. Tháng 2/2016, Google cũng đã phải nộp cho
Chính phủ Anh gần 200 triệu Euro tiền thuế truy
thu trong một thập niên qua. Tại Pháp, Google còn
dính líu tới bê bối trốn thuế khi hãng công nghệ
này bị yêu cầu nộp khoảng 1,6 tỷ Euro tiền thuế
truy thu. Tại Bỉ, mới đây, Ủy ban châu Âu thông
Vấn nạn trốn thuế và gian lận tài chính
Kể từ cuối thập niên 1970, các chuyên gia tài
chính và an ninh quốc gia trên thế giới đã nghi ngờ
về dòng chảy bí mật của luồng tiền khổng lồ, đổ về
các “thiên đường thuế” lớn trên thế giới. Phần lớn
chủ nhân khối tài sản khổng lồ này đều là những
doanh nhân, nhà đầu tư, thậm chí cả những chính
trị gia. Theo kết quả điều tra ở châu Âu, nhiều tập
đoàn đa quốc gia đã sử dụng các “kỹ xảo” tinh vi
như chuyển thu nhập và tài sản sang các chi nhánh
ở những nước có quy định thuế suất thấp. Ngoài
ra, nhiều công ty đa quốc gia châu Âu tìm mọi
cách lách luật, để tránh phải đóng thuế tại quốc gia
đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Liên minh
châu Âu ước tính hàng năm khu vực này thất thu
khoảng 80 tỷ USD bởi các hành vi trốn thuế.
Báo The Guardian (Anh) mới đây cũng trích dẫn
một nghiên cứu khoa học khẳng định, hơn 12.000 tỷ
USD tài sản đã bị tuồn ra khỏi các nền kinh tế đang
phát triển, cất giấu tại những nơi trú ẩn tránh thuế,
gây ra những tác hại khủng khiếp cho các nước
nghèo. Trong khi đó, theo Tổ chức Cứu trợ Công
giáo (Christian Aid), ước tính mỗi năm các nước
phát triển thất thoát khoảng 1.000 tỷ USD, nhiều
gấp 8 lần số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
mà các nước này nhận được.
Việc phanh phui “Hồ sơ Panama” gần đây cho
thấy, quy mô và sự tinh vi của hoạt động tài chính bí
mật ở nước ngoài và trên thế giới có hàng ngàn công
ty chuyên thực hiện các dịch vụ che giấu tài sản cho
những kẻ giàu có như Công ty Mossack Fonseca.
CHÂUÂUNỖ LỰC CHỐNGNẠN
GIAN LẬNTÀI CHÍNHVÀ TRỐNTHUẾ
ThS. ĐẶNG THÙY LINH
- Đại học Thương mại
“Bức màn” về Mossack Fonseca và hồ sơ Panama được vén lên làm rúng động cả thế giới và phần
nào hé lộ các chiêu trốn thuế, gian lận tài chính của các tổ chức, cá nhân châu Âu – nơi mà tính
minh bạch và thượng tôn pháp luật luôn được đặt lên đầu. Trước làn sóng phản đối của người dân
về tình trạng gian lận tài chính và trốn thuế đang ngày càng có xu hướng tăng, chính phủ các quốc
gia châu Âu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhanh chóng thiết lập các quy định pháp lý
nhằm phòng ngừa và ngăn chặn, đồng thời tích cực hợp tác bắt tay trong cuộc chiến chống trốn
thuế và gian lận tài chính đầy cam go này.
•
Từ khóa: Trốn thuế, gian lận tài chính, châu Âu, thuế suất.