TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2016
67
chức và các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn
trong thu hút vốn trong xã hội và sử dụng kinh phí
vào hoạt động khoa học - công nghệ. Vốn đầu tư
từ ngân sách của Nhà nước không nên quyết toán
theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu.
Cho phép các nhà khoa học được linh hoạt chuyển
đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu, tạo điều kiện
được tham gia trao đổi khoa học ở nước ngoài cũng
như mời chuyên gia nước ngoài vào hợp tác nghiên
cứu trong nước. Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính
theo kiểu “xin - cho” theo đầu biên chế trong hoạt
động khoa học - công nghệ. Triệt để thực hiện cấp
kinh phí theo nhiệm vụ khoa học - công nghệ và
tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính cho các tổ chức khoa học - công nghệ theo quy
định của pháp luật…
Bốn là,
tận dụng xu hướng hội nhập ngày càng
sâu rộng của đất nước nhằm mở rộng quan hệ quốc
tế về khoa học và công nghệ. Nếu không thực hiện
có hiệu quả quan hệ hợp tác và trao đổi quốc tế về
nghiên cứu - triển khai... không thể tiếp nhận được
khoa học và công nghệ tiên tiến của nhân loại; không
thể tranh thủ nhân tố ngoại sinh hết sức cần thiết, để
làm biến đổi các nhân tố nội sinh, thúc đẩy năng lực
khoa học và công nghệ quốc gia. Việt Nam cần coi
trọng hợp tác nhằm phát triển các ngành công nghệ
cao; ưu tiên hợp tác đầu tư nước ngoài vào phát triển
khoa học và công nghệ; chỉ nhập khẩu và tiếp nhận
chuyển giao những công nghệ tiên tiến phù hợp với
khả năng của nước ta.
Năm là,
có chiến lược đào tạo dài hạn nhằm tăng
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Cần đẩy
nhanh việc đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ,
nhất là cho các ngành kinh tế trọng yếu và các ngành
công nghệ cao, trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu, các trường học
và các cơ sở kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển
thị trường nhân lực khoa học và công nghệ.
Có thể nói, những giải pháp này luôn có mối liên hệ
mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, việc thực
hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả cao trong sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Thiên Sơn (2009), “Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử
dụng sơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ ở Việt Namhiện nay”. Bộ
Khoa học và Công nghệ;
2. Bùi Thiên Sơn, (2010), “Những vấn đề chi ngân sách cho phát triển KH&CN quốc
gia và định hướng khuyến nghị trong thời gian tới”. Viện Chiến lược và chính sách
Khoa học và Công nghệ;
3. PhạmHuyToàn(2013),Đầutưchokhoahọc-côngnghệ:Hướngđibềnvữngcủa
doanh nghiệp, Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20/2013.
cơ hội và thách thức của hội nhập đòi hỏi cơ chế và
phương thức quản lý Nhà nước phải có sự thay đổi
phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này tất yếu dẫn
đến phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế tài chính cho
khoa học – công nghệ, khắc phục những nhược điểm
nói trên để giải phóng sức sáng tạo của giới khoa học -
công nghệ cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh
của các tổ chức khoa học – công nghệ Việt Nam. Chỉ
có như vậy mới có thể rút ngắn khoảng cách tụt hậu
của khoa học – công nghệ Việt Nam so với các nước
trong khu vực ASEAN.
Nhằm thực hiện một trong những mục tiêu quan
trọng được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó coi khoa
học và công nghệ là giải pháp chủ yếu cho đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và khắc phục
được những hạn chế, nút thắt ảnh hưởng đến sự phát
triển của khoa học và công nghệ nước nhà, tới đây cần
chú trọng triển khai một số giải pháp sau:
Một là,
tạo ra được động lực cho sự phát triển của
khoa học và công nghệ. Động lực phát triển khoa học
và công nghệ luôn luôn vận động từ 2 phía: Khoa học
và sản xuất. Do vậy, cần phải khuyến khích doanh
nghiệp sản xuất tự tìm đến khoa học, coi khoa học và
công nghệ là yếu tố sống còn và phát triển của doanh
nghiệp. Như vậy, mới có thể thúc đẩy nhu cầu về khoa
học và công nghệ, các nhà khoa học mới có cơ hội để
phát huy triệt để năng lực của mình.
Hai là,
tạo nguồn lực tài chính cho hoạt động
khoa học và công nghệ. Vốn là nguồn lực tiên quyết
để phát triển khoa học và công nghệ. Thực tế tại
nhiều nước cho thấy, nguồn lực tài chính phát triển
khoa học và công nghệ thường được huy động từ
2 phía Nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Năm
2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và
Công nghệ, nhờ đó, những quy định về cơ chế tài
chính và đầu tư cho khoa học và công nghệ cũng
đã có bước thay đổi cơ bản. Về đầu tư từ ngân sách
nhà nước cho khoa học và công nghệ, Luật Khoa
học và Công nghệ khẳng định rõ mức chi ngân sách
hàng năm cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên
và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp
khoa học và công nghệ. Do vậy, trong thời gian tới,
một phần vốn từ các chương trình kinh tế - xã hội
và dự án cần được dành để đầu tư cho khoa học và
công nghệ nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển
khai và đảm bảo hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó,
tăng dần tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hàng năm cho
khoa học và công nghệ đạt không dưới 2% tổng chi
ngân sách nhà nước.
Ba là,
đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu
hút đầu tư, tài chính với mục tiêu là cho phép các tổ