Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6-2016 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Đối với kiểm tra chi tiết, nếu mức sai sót trong một
mẫu cao hơn so với dự tính, kiểm toán viên có thể kết
luận rằng, một nhómgiao dịch hoặc số dư tài khoản có
sai sót trọng yếu, nếu không có các bằng chứng kiểm
toán khác chứng minh là không tồn tại sai sót trọng
yếu nào.
Trong trường hợp kiểm tra chi tiết, tổng giá trị
của sai sót dự tính cộng với sai sót cá biệt (nếu có),
là ước tính phù hợp nhất của kiểm toán viên về sai
sót của tổng thể. Nếu tổng giá trị của sai sót dự tính
cộng với sai sót cá biệt (nếu có) vượt quá mức sai sót
có thể bỏ qua, thì mẫu được chọn không cung cấp
được cơ sở hợp lý cho các kết luận của kiểm toán
viên về tổng thể đã được kiểm tra. Tổng giá trị của
sai sót dự tính và sai sót cá biệt càng gần đến mức
sai sót có thể bỏ qua, thì sai sót thực tế của tổng thể
càng có nhiều khả năng vượt quá mức sai sót có thể
bỏ qua.
Tương tự, nếu sai sót dự tính lớn hơn mức sai sót
mà kiểm toán viên đã dự kiến khi xác định cỡ mẫu,
kiểm toán viên có thể kết luận rằng, rủi ro lấy mẫu
là không thể chấp nhận được do sai sót thực tế của
tổng thể đã vượt quá sai sót có thể bỏ qua. Việc xem
xét kết quả của các thủ tục kiểm toán khác giúp kiểm
toán viên đánh giá rủi ro do sai sót thực tế của tổng
thể vượt quá sai sót có thể bỏ qua và rủi ro này có thể
giảm đi, nếu kiểm toán viên thu thập được thêm bằng
chứng kiểm toán.
Phương pháp lấy mẫu kiểm toán đòi hỏi kiểm toán
viên phải bỏ thời gian, chi phí và công sức trong việc
thiết kế mẫu, cỡ mẫu và lựa chọn phần tử kiểm tra;
thực hiện các thủ tục kiểm toán; điều tra bản chất và
nguyên nhân của sai lệch hoặc sai sót phát hiện được;
dự tính sai sót trong tổng thể; đánh giá kết quả lấy
mẫu kiểm toán. Trong quá trình áp dụng các thủ tục
kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán, việc áp
dụngmột hoặc kết hợp nhiều phương pháp trên có thể
phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như:
đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng
yếu liên quan đến cơ sở dẫn liệu đang được kiểm tra,
tính khả thi của từng phương pháp và hiệu quả thu
được của các phương pháp khác nhau…
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2012), Chuẩnmực kiểm toán số 500, 530;
2. TS. Nguyễn Viết Lợi, ThS. Đậu Ngọc Châu (2012), Giáo trình lý thuyết kiểm toán,
NXB Tài chính, Hà Nội;
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Kiểm toán
độc lập;
4. ThS. Đậu Ngọc Châu , TS. Nguyễn Viết Lợi (2012), Giáo trình Kiểm toán Báo cáo
tài chính, Công ty Cổ phần In Sao Việt, Hà Nội;
5. Một số website:
,
...
như: các phần tử có nghi ngờ, bất thường, có nguy
cơ rủi ro cao hoặc đã từng bị nhầm lẫn); (2) Tất
cả các phần tử có giá trị cao hơn một giá trị nhất
định (Kiểm toán viên có thể quyết định kiểm tra
tất cả các phần tử có giá trị được ghi nhận cao hơn
một giá trị nhất định nhằm xác minh một phần lớn
trong tổng giá trị của một nhóm giao dịch, hoặc số
dư tài khoản); (3) Hoặc là các phần tử để thu thập
tài liệu, thông tin (Kiểm toán viên có thể kiểm tra
các phần tử để thu thập tài liệu, thông tin về các
vấn đề như bản chất của đơn vị hoặc bản chất của
các giao dịch).
Ở phương pháp này, mặc dù việc lựa chọn các
phần tử nhất định từ một nhóm giao dịch, hoặc số
dư tài khoản để kiểm tra thường là một phương
pháp hiệu quả, để thu thập bằng chứng kiểm toán
nhưng đây không phải là phương pháp lấy mẫu
kiểm toán; các sai phạm phát hiện có thể là sai
phạm cá biệt, không đại diện cho tổng thể. Việc
lựa chọn các phần tử cụ thể theo xét đoán của kiểm
toán viên chịu ảnh hưởng của rủi ro ngoài lấy mẫu,
tức là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận
sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ
mẫu, kết quả của các thủ tục kiểm toán được áp
dụng cho các phần tử được lựa chọn theo cách này
không thể được suy rộng cho toàn bộ tổng thể; do
đó, việc lựa chọn các phần tử cụ thể, để kiểm tra
không cung cấp bằng chứng kiểm toán về phần còn
lại của tổng thể.
Phương pháp thứ ba, lấy mẫu kiểm toán:
Theo đó, việc
áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn
100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao,
cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa
chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp
lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể, bao gồm:
(1) Lấy mẫu thống kê và (2) lấy mẫu phi thống kê.
Trong đó, lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu
có các đặc điểm sau: (i) Các phần tử được lựa chọn
ngẫu nhiên vào mẫu; (ii) Sử dụng lý thuyết xác suất
thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc
định lượng rủi ro lấy mẫu. Một phương pháp lấy mẫu
không có đặc điểm (i) và (ii) nêu trên được coi là lấy
mẫu phi thống kê.
Phương pháp này được thực hiện nhằm cung cấp
cơ sở hợp lý để kiểm toán viên đưa ra kết luận về tổng
thể được lấy mẫu, dựa trên việc đánh giá kết quả lấy
mẫu kiểm toán. Cụ thể gồm:
Đối với thử nghiệm kiểm soát, tỷ lệ sai lệch của
mẫu cao hơn so với dự tính có thể làm tăng rủi ro có
sai sót trọng yếu đã được đánh giá, trừ khi kiểm toán
viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán khác hỗ
trợ cho đánh giá ban đầu.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...106
Powered by FlippingBook