22
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
theo một quy trình chặt chẽ. Tổng quát, quy trình
kiểm soát, quản lý rủi ro cơ bản bao gồm những
bước chính được trình bày cụ thể ở
Hình 1.
Ở mức
chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi ro bao gồm các
bước cùng với trình tự xử lý và mối quan hệ giữa
chúng như trình bày ở
Hình 2.
- Hoàn thiện các yếu tố hình thành quản lý rủi
ro hiệu quả. Quản trị công ty hiệu quả phụ thuộc
vào tầm nhìn, nhận thức và sự tham gia mạnh mẽ
của lãnh đạo cao cấp trong quá trình điều hành;
quá trình tác nghiệp mạch lạc, rõ ràng với cơ chế
phân quyền và chịu trách nhiệm minh bạch.
- Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư phát
triển nguồn vốn để bù đắp những rủi ro có tính
chất thảm họa. DNBH cũng cần bên mua bảo
hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin
liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng
bảo hiểm, đồng thời có sự kiểm tra tính trung
thực của thông tin đó. Cần đơn phương đình chỉ
thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường
hợp: Khi bên mua bảo hiểm không thực hiện, thực
hiện không đúng các nghĩa vụ cam kết, trường
hợp rủi ro gia tăng và bên mua bảo hiểm không
chấp nhận sự tăng phí bảo hiểm. Có quyền từ
chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo hiểm khi sự
kiện xảy ra bị loại trừ, không thuộc phạm vi trách
nhiệm bảo hiểm. Ngoài ra, cần yêu cầu bên mua
bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro,
hạn chế tổn thất nhằm nâng cao tính trách nhiệm
của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng ỷ lại hoàn
toàn vào DNBH…
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Ngọc Định, Lý thuyết bảo hiểm, NXB Tài chính, năm 1999;
2. Học viện Tài chính, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản trị DNBH ở Việt Nam”, năm 2015;
3. PGS., TS. Lê Văn Ái, Thực trạng trục lợi bảo hiểm và giải pháp ngăn ngừa,
Học viện Tài chính, năm 2015.
4. ThS. Trịnh Thanh Hoan, Cảnh báo rủi ro đối với các DNBH Việt Nam, năm
2015.
5. Các website: vnpi.vn, baohiem.pro.vn, avi.org.vn, luatminhkhue.
com.vn…
thống quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
mang tính hình thức, chưa thực chất.
Giải pháp giúp phòng tránh rủi ro hiệu quả
Bán bảo hiểm là bán lời hứa. Trách nhiệm bồi
thường không chỉ nhắm đến việc “mua dễ, khó
đòi” mà chủ yếu liên quan đến cơ chế quản lý rủi
ro của DNBH trên cơ sở vốn điều lệ, tổng tài sản,
kết hợp với các chương trình tái bảo hiểm bảo vệ…
để có thể hiện thực hóa lời hứa với khách hàng. Do
vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại quy trình quản trị
rủi ro, quản trị thương hiệu, dịch vụ khách hàng
của các DNBH. Các cơ quan quản lý cần có những
nghiên cứu, phân loại các DNBH, áp dụng các quy
định về phạm vi khai thác sao cho phù hợp với
năng lực của các DN này, có như vậy mới có thể
bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường hợp
xấu nhất, đồng thời giúp cho thị trường cạnh tranh
lành mạnh hơn, ổn định hơn.
Muốn vậy, chúng ta cần tập trung triển khai thực
hiện một số giải pháp phòng tránh rủi ro như sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước:
- Cần sớm rà soát và hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư liên quan
đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra giám
sát chặt chẽ hoạt động cũng như áp dụng các biện
pháp chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành
vi vi phạm pháp luật của các DN kinh doanh bảo
hiểm và các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm.
- Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp
luật quy định bắt buộc khách hàng phải tham gia
cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, để
kiểm tra theo dõi và đưa ra những mức chế tài xử
phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ
tham gia.
Thứ hai, đối với DNBH:
- Cần chú trọng đầu tư công nghệ thông tin,
triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO nhằm nâng cao khả năng quản trị DN;
- Cần kiện toàn đội ngũ nhân sự theo hướng
chuyên nghiệp, không chỉ thành thục và giỏi về
chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp;
- Áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua
ngân hàng, giảm bớt thu – chi bằng tiền mặt;
- Áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị
trường bảo hiểm;
- Thường xuyên tổ chức theo dõi, quản lý và
giám sát nhân viên, hoạt động của đại lý và môi
giới bảo hiểm;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và nâng cao khả
năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo
hiểm. Việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện
Cần xem xét, điều chỉnh lại quy trình quản trị
rủi ro, quản trị thương hiệu, dịch vụ khách
hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các
cơ quan quản lý cũng cần có những nghiên
cứu, phân loại các doanh nghiệp bảo hiểm,
áp dụng các quy định về phạm vi khai thác
sao cho phù hợp với năng lực của các doanh
nghiệp này.