TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
21
để mua bảo hiểm và nhận bồi thường. Trường
hợp khác bị phát hiện khi hàng hóa được mua
bảo hiểm vận chuyển trên một con tàu không có
thực. Tương tự, trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo
hiểm tàu thuyền, trục lợi bảo hiểm cũng được
thực hiện thông qua việc hợp lý hóa ngày và hiệu
lực bảo hiểm. Hiện tượng tạo hiện trường giả các
vụ tai nạn xe cơ giới, cháy hoặc chìm tàu, cố ý gây
tai nạn trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách
nhiệm, gian lận đối với người thứ ba (không bồi
thường cho người thứ ba), mặc dù đã nhận tiền
bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi
thường, song không khai báo với doanh nghiệp
bảo hiểm… vẫn còn xảy ra.
Bên cạnh đó, vấn đề thiếu hụt nhân sự được đào
tạo và có kinh nghiệm vẫn luôn là một khó khăn
đối với các DNBH. Khi thiếu các cơ sở đánh giá
rủi ro, thiếu các tính toán thống kê đầy đủ trên cơ
sở rủi ro phù hợp với từng DN thì việc định phí
vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm và áp lực
cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng lý do vì sao,
một số nghiệp vụ như bảo hiểm ô tô xe máy, tài
sản, thân tàu … DN biết lỗ nhưng vẫn làm và cạnh
tranh khốc liệt bằng cách giảm phí, tăng chi phí
bán hàng…
Trong bảo hiểm nhân thọ, tình trạng các đại lý
chạy theo doanh thu, không thực hiện đúng các
quy trình tác nghiệp, cố tình làm sai lệch hồ sơ giải
quyết quyền lợi bảo hiểm… ngày càng phổ biến,
ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của DNBH.
Nguyên nhân dẫn tới các tình trạng trên một
phần là do mô hình quản trị của DNBH phi nhân
thọ hiện nay đang tạo sự mâu thuẫn, tạo sự cạnh
tranh giữa các phòng ban, giữa các chi nhánh khi
các doanh nghiệp phân cấp không rõ ràng, chặt
chẽ. Mô hình phân tán, việc giao quyền lực cho các
chi nhánh tạo ra sự chủ động trong kinh doanh,
nhưng cũng tăng rủi ro trục lợi. Đặc biệt là do hệ
phần lớn xác xuất rủi ro phát sinh theo đơn này
sẽ rơi vào năm sau, do vậy, nếu tính doanh thu
theo năm nghiệp vụ thì công ty bảo hiểm chỉ
được hưởng doanh thu theo tỷ lệ số thời gian còn
lại của năm đó. Như vậy, số liệu doanh thu phí
cũng như tỷ lệ bồi thường cần phải được thống
kê theo năm nghiệp vụ để phản ánh trung thực
hơn bức tranh về hiệu quả khai thác, từ đó phản
ánh trung thực hơn hiệu quả khai thác của DN
qua từng giai đoạn, cũng như trách nhiệm bồi
thường của các DN.
Ngoài tiềm ẩn rủi ro về vốn, còn có những rào
cản mà các DNBH không dễ gì giải quyết trong
ngày một ngày hai, đó là vấn đề trục lợi bảo hiểm
và năng lực quản lý rủi ro của DNBH. Cụ thể:
Trục lợi bảo hiểm là hành vi làm giảm lợi nhuận,
khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế,
thậm chí có những tác động xấu đến uy tín của DN
bảo hiểm. Thế nhưng, trục lợi bảo hiểm đã và đang
diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi.
Tình trạng khách hàng tham gia bảo hiểm ở
nhiều công ty bảo hiểm tại cùng một thời điểm để
trục lợi không phải là hiếm. Điển hình là vụ ông
Nguyễn Văn U. ở Hải Dương tham gia bảo hiểm
nhân thọ tại hai DNBH lớn với tổng số tiền trên 1
tỷ đồng, cho dù đã biết mình mang căn bệnh nan
y không thể chữa khỏi… đã được báo giới thông
tin gần đây.
Đối với một số lĩnh vực, hành vi trục lợi cũng
thường xuyên xảy ra, như: Trốn tránh trách
nhiệm đóng phí bảo hiểm đối với trường hợp
hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong hành trình
vận chuyển nhưng khách hàng chậm đóng phí
bảo hiểm. Khi biết hàng hóa về đến nơi an toàn,
khách hàng lại xin hủy đơn bảo hiểm hoặc hủy
hợp đồng bảo hiểm. Có trường hợp, khách hàng
hay tin hàng hóa vận chuyển bị tổn thất mới đến
mua bảo hiểm, thông đồng với cán bộ của DNBH
HÌNH 1: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO CƠ BẢN
Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam
HÌNH 2: MỐI QUAN HỆ VÀ TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC
TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO
Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam